LÀM SAO ĐỂ SỞ HỮU HỘ CHIẾU VÀNG? ĐÂY LÀ 6 ĐIỀU CÁC NHÀ ĐẦU TƯ CẦN CHÚ Ý

LÀM SAO ĐỂ SỞ HỮU HỘ CHIẾU VÀNG? ĐÂY LÀ 6 ĐIỀU CÁC NHÀ ĐẦU TƯ CẦN CHÚ Ý

(GMT+7)
CHIA SẺ

Nếu đang cân nhắc về việc sở hữu tấm hộ chiếu thứ hai, có thể quý nhà đầu tư đã nghe nói về thuật ngữ Thị thực Vàng (Golden Visa) hoặc Hộ chiếu Vàng (Golden Passport). Nhưng những thuật ngữ này thực sự có nghĩa là gì?

Thị thực Vàng / Hộ chiếu vàng là gì?

Thị thực Vàng (Golden Visa) là Chương trình Định cư nhận Thẻ cư trú hoặc Thường trú nhân vĩnh viễn thông qua hình thức Đầu tư, trong khi Hộ chiếu Vàng (Golden Passport) là Chương trình Nhập Quốc tịch thông qua hình thức Đầu tư. Những chương trình này hiện đang được hơn 25 quốc gia trên thế giới triển khai cho các nhà đầu tư có mong muốn đầu tư vào các dự án được chỉ định hoặc đầu tư trong một khoản thời gian cố định để đổi lấy tình trạng nhập cư cho bản thân và người phụ thuộc.

Mỗi chương trình có những yêu cầu khác nhau và mang lại lợi ích khác nhau cho nhà đầu tư. Vì vậy, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng đạt được các tiêu chí được yêu cầu, bạn có thể xem xét các yếu tố dưới đây nếu bạn có kế hoạch đầu tư để sở hữu Hộ chiếu Vàng.

Tính hợp pháp

Thế giới luôn đầy ắp những sự lựa chọn và chương trình đầu tư cũng vậy. Điều này có nghĩa là yếu tố đầu tiên cần được cân nhắc là độ uy tín của chương trình. Chương trình đầu tư bạn chọn phải có hướng dẫn rõ ràng, quy trình thẩm tra kỹ lưỡng và tất nhiên là có những bộ hồ sơ tốt đang thực hiện và đã thành công. Tính hợp pháp của một chương trình nên được phản ánh trong hệ thống pháp lý của các quốc gia, bắt đầu bằng hiến pháp, luật lệ và sau đó là các quy định. Thông thường, việc chỉ nhìn vào chương trình định cư và / hoặc nhập quốc tịch là không đủ. Bạn cần xem xét mọi thứ chặt chẽ với nhau trong toàn bộ quá trình.

Golden-Passport-1

Hình thức đầu tư

Mỗi quốc gia có chương trình định cư và / hoặc nhập quốc tịch với các hình thức đầu tư khác nhau. Các hình thức này rất đa dạng, từ đầu tư bất động sản đến trái phiếu chính phủ và thậm chí là quyên góp không hoàn lại vào quỹ chính phủ. Một số quốc gia cấm hình thức đầu tư vào bất động sản, một số khác sẽ tìm cách hạn chế nó. Khi quyết định loại hình đầu tư, bạn phải chắc chắn rằng đây là lựa chọn tốt nhất cho bạn và là hình thức hiện đã được chính phủ phê duyệt cho chương trình đó.

Ví dụ, Malta có ba hạng mục đầu tư bắt buộc: quyên góp; mua hoặc cho thuê bất động sản; và đầu tư vào một quỹ được chính phủ phê duyệt. Trong khi đó với chương trình tại đảo Síp (Cyprus), chỉ có duy nhất một hạng mục đầu tư vào bất động sản phát triển thương mại hoặc nhà ở. Do đó, mỗi chương trình và quốc gia có các hình thức khác nhau mà chính phủ đã phê chuẩn, do đó bạn cần đảm bảo rằng lựa chọn đầu tư của bạn là hợp lệ.

Yêu cầu cư trú

Mỗi chương trình có các yêu cầu khác nhau liên quan đến tình trạng cư trú ở quốc gia đó. Đối với các chương trình nhập quốc tịch, hầu hết các quốc gia vùng Caribbean không yêu cầu nhà đầu tư cư trú hoặc yêu cầu rất ít thời gian cư trú. Antigua và Barbuda yêu cầu đương đơn chính và tất cả những người phụ thuộc trưởng thành trong hồ sơ phải dành ít nhất 05 ngày trong vòng 05 năm đầu tiên sau khi được cấp quyền công dân tại quốc gia này. Việc không tuân thủ các yêu cầu cư trú có thể gây bất lợi cho việc gia hạn hộ chiếu của nhà đầu tư. Tuy nhiên, có một số chương trình yêu cầu nhà đầu tư dành khoảng thời gian cư trú khá nhiều như Malta; nhà đầu tư bắt buộc phải sinh sống ở Malta trong 01 năm trước khi đủ điều kiện để nộp hồ sơ xin quốc tịch.

Mặt khác, đối với các chương trình định cư, số ngày cư trú mà nhà đầu tư bắt buộc phải đáp ứng tại quốc gia đầu tư đã được xác định. Do đó, điều quan trọng là nhà đầu tư phải đáp ứng đủ yêu cầu cư trú tối thiểu để duy trì thị thực, gia hạn thị thực, trở thành thường trú nhân hoặc nhận được quyền công dân.

Khi nói đến việc lựa chọn một quốc gia và chương trình để đầu tư vào, hãy đảm bảo rằng bạn đáp ứng đủ các điều kiện cư trú, nếu không, chương trình ấy có thể không phù hợp với bạn.

Quyền du lịch miễn thị thực

Chương trình Thị thực Vàng hoặc Hộ chiếu Vàng được đặt một cái tên riêng biệt như vậy vì nó không có nhiều giới hạn về nơi chủ sở hữu có thể đi du lịch. Và đây là một trong những lý do hàng đầu khiến nhiều nhà đầu tư tham gia vào chương trình Định cư và/ hoặc Nhập quốc tịch.

Tuy nhiên, đây không hẳn là vấn đề về số lượng quốc gia bạn có thể đi. Thay vào đó, đó còn là về quốc gia nào mà bạn muốn ghé đến du lịch. Chẳng hạn, một công dân Việt Nam hiện được cấp miễn thị thực du lịch cho khoảng 50 quốc gia; công dân Philippines là 65; và Thái Lan là 80. Hầu hết các chương trình Đầu tư Nhập quốc tịch cho phép chủ sở hữu quyền lợi được miễn thị thực du lịch vào hơn 140 quốc gia, bao gồm khu vực Schengen, Vương quốc Anh, Hồng Kông và Singapore. Trước khi nộp hồ sơ vào chương trình Hộ chiếu Vàng, bạn cần xem xét các quốc gia bạn dự định đến cho mục đích kinh doanh và giải trí, không chỉ là tổng số lượng quốc gia nói chung.

Golden-Passport-2

Thời gian xử lý hồ sơ và Điều kiện

Nhiều người đặt câu hỏi liệu nhà đầu tư có thể tự nộp và xử lý hồ sơ hay không. Câu trả lời ngắn gọn là không. Hầu hết các quốc gia có chương trình như vậy đều cấm các nhà đầu tư tự nộp đơn. Bạn cần phải làm việc với một đơn vị tư vấn di trú được ủy quyền và đăng ký hoặc là công ty luật để thu thập các hồ sơ, xem xét và đại diện gửi hồ sơ thay cho bạn.

Hầu hết thời gian xử lý hồ sơ được quảng cáo dựa trên các tình huống tốt nhất và ở điều kiện mà tất cả các hồ sơ được thu thập và sẵn sàng để gửi. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác. Để nộp một bộ hồ sơ cho chương trình Đầu tư Nhập quốc tịch, đơn vị tư vấn, chuyên gia tư vấn hoặc luật sư của bạn cần thu thập một số tài liệu, xác thực và công chứng. Họ cần phải hoàn thành tất cả các mẫu đơn và sau đó trình bày chúng theo cách mà bộ hồ sơ cần phải được làm theo yêu cầu của chính phủ. Thời gian xử lý thực tế mất từ 03 đến 06 tháng cho chương trình trong khu vực Caribbean và từ 06 đến 12 tháng cho chương trình tại châu Âu.

Người phụ thuộc

Một bộ hồ sơ cho chương trình Thị thực Vàng không nhất thiết chỉ dành riêng cho một người. Gia đình của đương đơn chính có thể được đi kèm và họ sẽ là người phụ thuộc trong bộ hồ sơ. Dù định nghĩa của mỗi chương trình hơi khác nhau nhưng người phụ thuộc thường là con cái, vợ/chồng, cha mẹ và, trong một số trường hợp hiếm hoi là anh chị em ruột của đương đơn chính. Chương trình của mỗi quốc gia là khác nhau và chi phí cho những người phụ thuộc bổ sung cũng khác nhau giữa các chương trình. Đây cũng là một điểm để bạn cân nhắc để đưa ra quyết định ai sẽ là người bao gồm trong hồ sơ.

Bạn có mong muốn sở hữu một tấm Hộ chiếu Vàng?

Có rất nhiều đặc quyền đầu tư, làm việc và sinh sống với gia đình của bạn ở nước ngoài. Vì vậy, nếu bạn đang nghĩ đến việc sở hữu tấm hộ chiếu quyền lực này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số Hotline 091 444 1016 để được tư vấn chi tiết và tiến hành các bước đầu tiên.

Xem thêm:

Từ khóa:

Tin liên quan: