NHU CẦU ĐẦU TƯ ĐỊNH CƯ VÀ NHẬP TỊCH TĂNG MẠNH GIỮA ĐẠI DỊCH COVID-19

NHU CẦU ĐẦU TƯ ĐỊNH CƯ VÀ NHẬP TỊCH TĂNG MẠNH GIỮA ĐẠI DỊCH COVID-19

(GMT+7)
CHIA SẺ

Đại dịch COVID-19 đã gây cho nền kinh tế toàn cầu những hậu quả nặng nề chưa từng có. Bản báo cáo về “Cuộc khủng hoảng COVID-19 qua lăng kính định cư”, được biên soạn bởi Ngân Hàng Thế Giới đã cho chúng ta một góc nhìn tổng quan về việc đại dịch COVID-19 đã gây nên những thiệt hại như thế nào cho sự phát triển GDP ở những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất (Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Mỹ), và so sánh đại dịch lần này với những đại dịch trong quá khứ kể từ những năm 1900 (Hình 1).

“Các hoạt động kinh tế”, câu mở đầu của Liên Hiệp Quốc trong bản báo cáo tháng 6, “đang sụt giảm mạnh trên quy mô lớn” với GDP của các nền kinh tế mới nổi “được dự đoán là sẽ giảm 3.2% trong năm 2020.”. Tuy nhiên, đối với các tập đoàn luật di trú, bao gồm HLG, nhu cầu đối với chương trình định cư và nhập tịch theo diện đầu tư (RCBI) lại tăng mạnh chưa từng có. “Gần như tất cả những công ty tư vấn định cư đều nhất trí rằng họ đang nhận được các cuộc điện thoại và emails nhiều hơn khoảng thời gian này của những năm trước.” theo Christian Nesheim, nhà biên tập của thời báo Investment Migration Insider. Với những người ngoài ngành, tình hình hiện tại có thể khiến họ lúng túng, hoang mang. Với chúng tôi, tình hình hiện tại tuy có gây ra những bối rối lúc đầu, nhưng rất nhanh đã trở nên thông suốt: đại dịch không những gây ra hậu quả nặng nề đối với sự phát triển GDP, mà còn với quan điểm của người dân về sự tự do di chuyển giữa các quốc gia.

Bảng 1. So sánh giữa đại dịch COVID-19 và các đại dịch khác cũng như các cuộc Khủng hoảng Tài chính Thế giới

Bảng so sánh các đại dịch trên thế giới v2

Nguồn: “Cuộc Khủng Hoảng COVID-19 Qua lăng kính Định cư, Điều 32 về Nhập cư và Pháp triển, tháng 4 2020”, Ngân Hàng Thế Giới

 

Trong bài viết này, HLG sẽ cung cấp một bản phân tích các yếu tố liên quan và đưa ra những lời khuyên thực tế. Chúng tôi mong rằng bản báo cáo này có thể trợ giúp các nhà đầu tư trong thời kì khó khăn này. Cho dù nhà đầu tư đang có hứng thú tìm hiểu, đang nộp hồ sơ, hay đang là công dân của một chương trình RCBI nào đó, bản phân tích của chúng tôi vẫn có thể trở nên hữu ích ở một mức độ nào đó.

Thị thực cho Nhà Đầu tư giữa Đại dịch: Sự thay đổi trong Góc nhìn và Quan điểm

Một trạng thái bình thường mới đã được thiết lập,

Trong bối cảnh của chương trình RCBI, thuật ngữ “trạng thái bình thường mới” liên quan đến đại dịch COVID-19 đã được chứng minh chỉ là một sự cường điệu. Tuy rằng vẫn có một vài trường hợp ứng viên phải rút hồ sơ để giải quyết các vấn đề liên quan đến dòng tiền, những nhà đầu tư giữ được dòng tiền ổn định lại lũ lượt kéo đến tìm gặp các Luật sư cư trú. Nhu cầu cho ngành công nghiệp RCBI chưa bao giờ cao đến thế.

Để có thể hiểu rõ được những nguyên nhân gây nên tình trạng này, chúng ta cần phải có cái nhìn toàn diện về lần đại dịch này. Và sau đây là 3 nguyên nhân chính liên quan đến tình huống mà chúng ta có thể gọi là “Thời đại COVID-19 của Ngành Đầu tư Định cư”.

1. Những hoài nghi về vấn đề Sức khỏe và An ninh

Lần đại dịch này là một phép thử không chỉ với các doanh nghiệp, mà là với cả một quốc gia và sức mạnh của quốc gia đó. Trước COVID-19, những hoài nghi về độ an toàn của quốc gia của mình là một điều thật ngớ ngẩn. Thế nhưng bây giờ, việc đặt niềm tin vào quốc gia của mình lại trở nên thật khó khăn: “Chúng tôi muốn biết”, trích lời một triệu phú người Ý trong bài báo cáo của Schengen Visa Info, “liệu có một nơi thật an toàn, với dịch vụ y tế tốt, mà gia đình chúng tôi có thể tìm tới ngay khi chúng tôi cần, […]”.

Từ một chương trình định cư chỉ hấp dẫn những đối tượng có nhu cầu di chuyển hay hoạch định tài sản, chương trình RCBI đã trở thành lựa chọn toàn diện có thể bảo đảm được Kế hoạch B trong những trường hợp khẩn cấp. Yếu tố này cũng thể hiện sự thay đổi trong cách chúng ta nhìn nhận về ranh giới lãnh thổ. Địa lí quốc gia của chúng ta – quan niệm về việc chúng ta chỉ sống và là công dân của một quốc gia duy nhất, đang dần thay đổi. Biên giới quốc gia đang dần được xóa bỏ và thay thế bởi một khái niệm toàn cầu, dù khái niệm này có thể vẫn còn khá mơ hồ.

2. Khủng hoảng thuế

Để một đất nước có thể giữ vững sự ổn định và chứng tỏ tiềm lực, rất nhiều biện pháp và chính sách đã được thi hành. Trong đó, các chính sách thuế được coi là kế hoạch chính để vực dậy nền kinh tế quốc gia. Những tổ chức lớn như OECD hay IMF vẫn thường đề xuất các chính sách thuế như một phương án tối thượng cho một quốc gia.

Ví dụ, OECD đã xuất bản bài báo cáo từ tháng 3 với chủ đề “Các chính sách thuế có thể trợ giúp chính phủ trong công cuộc đối phó với khủng hoảng COVID-19 như thế nào.”. Tương tự, IMF cho rằng “Việc đóng thuế đóng góp rất lớn trong việc duy trì sự tiếp cận tới những mặt hàng và các dịch vụ cơ bản thông qua phương pháp “lifeline”.” Ngoài ra, IMF công bố rằng “với tinh thần như thế, việc giảm thuế quá mức từ những người đóng thuế lớn – dù có hợp pháp đến đâu đi chăng nữa – sẽ trở nên bất hợp lý đối với xã hội.” Từ đó, những người có thu nhập cao sẽ tìm đến những “tập đoàn luật định cư” để có những phương án hoạch định thuế tốt hơn. Mối quan hệ giữa chương trình RCBI và quản lí thuế vì thế trở nên khăng khít hơn. Để có thể quản lí thuế hiệu quả hơn, bây giờ nhà đầu tư cần phải cân nhắc thật kĩ càng; bài toán bây giờ không chỉ còn của mỗi cá nhân, mà còn liên quan tới cả một quốc gia. Vì thế, hãy cân nhắc thuê những luật sư cư trú được ủy quyền để được trợ giúp đúng hướng.

3. Sự chuyển đổi số

Đối với một quốc gia, cung cấp một chương trình RCBI là một phương pháp xoa dịu kinh tế không thể chối cãi , là con đường nhanh nhất để khôi phục nền kinh tế. Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã hạ mức đầu tư, mở rộng định nghĩa của người phụ thuộc đủ điều kiện, hay thậm chí bỏ các tiêu chuẩn phức tạp để thu hút thêm nhiều người nộp hồ sơ. Ở vài nơi đã cho phép nộp hồ sơ và thực hiện tất cả các thủ tục online. Vì thế, nhà đầu tư cần phải liên tục cập nhật các thông tin mới nhất về các điều kiện và thủ tục trước khi tiến hành bất cứ bước nào. Nên cân nhắc tìm đến những tập đoàn luật di trú chuyên nghiệp để được hướng dẫn chi tiết, nhất là trong thời kỳ chuyển tiếp này.

TÓM TẮT

Nhu cầu cho các dịch vụ Di trú Toàn cầu, dù là chương trình Đầu tư Định cư hay Đầu tư Nhập tịch, đã tăng với tốc độ chóng mặt. Ba trong số các yếu tố quan trọng nhất chính là An ninh và Sức khỏe, Quản lí thuế, và Sự chuyển đổi số. Cả ba yếu tố này phản ánh sự chuyển đổi mạnh mẽ mà thế giới của chúng ta và các nhà đầu tư định cư đang phải trải qua. Hiện tại chính là thời điểm mà các tập đoàn luật/luật sư định cư phải liên tục cập nhật các thông tin, thay đổi mới nhất để có thể hướng dẫn khách hàng theo đúng hướng.

Tập đoàn Luật Harvey Law Group (HLG)

Harvey Law Group (HLG) là một tập đoàn đa quốc gia chuyên về luật doanh nghiệp và đầu tư nhập cư, với danh tiếng trên toàn thế giới rtong việc đại diện cho các khách hàng và tập đoàn cấp cao. HLG được nhận giải thưởng Công ty Luật Nhập cư của năm tại Giải thưởng Luật Macallan ALB Hồng Kông vào năm 2014 và 2017. Là nhà tiên phong trong ngành công nghiệp đầu tư nhập quốc tịch, HLG đã có kinh nghiệm cung cấp dịch vụ nhập cư cho khách hàng trong hơn 28 năm.

HLG có trụ sở chính ở Hong Kong, với hơn 22 văn phòng trên toàn cầu bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Philippines, Indonesia, Malaysia, Bờ biển Ngà, Nam Phi, và nhiều quốc gia khác. HLG được đăng ký hợp pháp để cung cấp tất cả các chương trình đầu tư nhập cư và thay mặt cho các nhà đầu tư nộp đơn. Hiện tại, HLG đang cung cấp các chương trình đầu tư định cư/ nhập quốc tịch đến 23 quốc gia và chúng tôi vẫn đang tiếp tục mở rộng.

Từ khóa:

Tin liên quan:

Quý nhà đầu tư vui lòng điền theo mẫu dưới đây để được hỗ trợ tư vấn chương trình đầu tư định cư nhanh nhất:

Zalo
WhatsApp
WhatsApp
Zalo