Ảnh7. Visa Schengen

Visa Schengen là gì? Điều kiện xin thị thực Schengen [2024]

(GMT+7)
CHIA SẺ

Visa Schengen là một loại thị thực của khối Schengen, nhằm tạo điều kiện để công dân của các nước thành viên có thể tự do di chuyển qua lại với nhau. Để xin được thị thực Schengen, bạn cần tìm hiểu trước về yêu cầu của nước mà bạn muốn đến và chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết. Harvey Law Group sẽ giúp quý khách hàng tìm hiểu chi tiết hơn về quy trình xin thị thực Schengen trong bài viết dưới đây!

1. Visa Schengen là gì?

Ảnh1. Visa Schengen
Visa Schengen là một loại thị thực của Châu Âu

Visa Schengen còn được gọi là visa Châu Âu, là một loại thị thực quốc tế được cấp bởi Cơ quan Lãnh sự của các quốc gia thuộc Khối Schengen – Liên minh bao gồm 27 quốc gia (tính đến năm 2023):  Bỉ, Áo, Đan Mạch, Pháp, Phần Lan, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Luxemburg, Đức, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Thụy Điển, Italy, Estonia, Latvia, Lithuania, Malta, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Slovenia, Hungary, Na Uy, Thụy Sĩ, Iceland và Croatia.

Thị thực Schengen được xây dựng nhằm tạo điều kiện cho công dân của nước thành viên được tự do di chuyển và nhập cảnh vào các quốc gia trong khối. Khối Schengen đã trở thành biểu tượng của sự hợp tác xuyên quốc gia trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch và kinh doanh trên lãnh thổ châu Âu.

Ngoài ra, quý khách hàng cũng có thể lấy Golden Visa để trở thành thành viên của khối Schengen và Liên minh Châu Âu (EU). Khi có được Golden Visa, quý nhà đầu tư cũng sẽ được tự do sinh sống, làm việc, học tập tại Bồ Đào Nha và miễn thị thực du lịch khi đến các quốc gia thuộc khối Schengen.

Để lấy được Golden Visa, quý nhà đầu tư cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Từ 18 tuổi trở lên và không là công dân của các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) hoặc khu vực kinh tế châu Âu (EEA);
  • Thực hiện việc đầu tư tại Bồ Đào Nha
  • Duy trì số tiền đầu tư ít nhất trong 5 năm;
  • Không có khoản nợ nào với Chính phủ Bồ Đào Nha;
  • Lý lịch trong sạch;
  • Đã có bảo hiểm sức khỏe tư nhân;
  • Không có lịch sử vi phạm luật nhập cảnh hoặc cư trú tại Bồ Đào Nha;
  • Mở một mã số thuế và tài khoản ngân hàng tại Bồ Đào Nha;
  • Phải thỏa mãn yêu cầu về thời gian cư trú tại Bồ Đào Nha trung bình ít nhất 7 ngày mỗi năm

Yêu cầu về hình thức đầu tư: Nhà đầu tư có thể chọn một trong các hình thức dưới đây:

  • Hình thức 1: Đầu tư ít nhất 500.000 EUR vào Quỹ Đầu tư Bồ Đào Nha đủ điều kiện hoặc Quỹ Đầu tư Mạo hiểm:
    • Bạn cần giữ đầu tư này trong ít nhất 5 năm.
    • Ít nhất 60% số tiền bạn đầu tư cần được sử dụng để hỗ trợ các công ty ở Bồ Đào Nha.
  • Hình thức 2: Đầu tư ít nhất 350.000 EUR hoặc 280.000 EUR vào bất động sản
    • Có lịch sử tồn tại ít nhất 30 năm hoặc nằm trong khu vực tái tạo đô thị.
    • Bất động sản trong những khu vực cụ thể được chỉ định.
  • Hình thức 3:  Đầu tư ít nhất 500.000 EUR hoặc 400.000 EUR vào bất động sản:
    • Bất động sản trong những khu vực cụ thể được chỉ định.
    • Khu vực có dân số thấp.

2. Các loại visa Schengen

2.1 Visa Schengen A 

Ảnh2. Visa Schengen
Visa Schengen A dành cho công dân không thuộc các quốc gia khối Schengen

Visa Schengen A là loại thị thực cho phép người dân của các quốc gia nằm ngoài khối Schengen được phép dừng chân hoặc lưu trú tại các sân bay quốc tế thuộc khối các nước này, trước khi đến một nước thứ ba. Đây là loại visa bắt buộc đối với những ai từ một quốc gia ngoài Khối Schengen đến một quốc gia không nằm trong Khối Schengen hoặc phải chuyển tiếp tại sân bay ở một quốc gia trong khối Schengen. 

Tuy nhiên, trong thời gian lưu trú, bạn không được rời khỏi khu vực quá cảnh ở sân bay. người. Hiện nay, visa Schengen A chưa được áp dụng cho công dân Việt Nam.

2.2 Visa Schengen C

Ảnh3. Visa Schengen
Visa Schengen C cho phép lưu trú trong vòng 90 ngày

Visa Schengen C là một loại thị thực ngắn hạn, cho phép bạn lưu trú 90 ngày tại các quốc gia thuộc vùng lãnh thổ Schengen, trong khoảng thời gian 6 tháng tính từ ngày nhận visa. Bạn có thể sử dụng thị thực Schengen C để tới thăm người thân, du lịch hoặc quá cảnh tại các quốc gia thuộc khối Schengen.

2.3 Visa schengen D

Ảnh4. Visa Schengen
Visa schengen D có hiệu lực trong vòng 180 ngày

Visa Schengen D là một loại thị thực dài hạn, có thời hiệu trong vòng 180 ngày. Loại thị thực này được dùng cho các mục đích như đi công tác, học tập, nghiên cứu hoặc trong trường hợp bạn đã được cấp phép cư trú.

3. Quy trình, thủ tục xin visa Schengen

Ảnh5. Visa Schengen
Các bước xin thị thực Schengen

3.1 Hồ sơ để xin thị thực Schengen 

Hồ sơ xin thị thực Schengen bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Giấy tờ cá nhân
    • Đơn xin thị thực Schengen (Tờ khai)
    • Ảnh chân dung (kích thước 3.5×5.5 cm)
    • Hộ chiếu (bản gốc và bản sao) còn hạn ít nhất 6 tháng, còn trống ít nhất 2 trang trắng.
    • Bản sao CMND/CCCd
    • Sổ hộ khẩu (đã được dịch thuật và công chứng sang tiếng Anh)
  • Các loại giấy tờ chứng minh tài chính
    • Xác nhận từ ngân hàng về tiền gửi tiết kiệm (tài khoản tiết kiệm có số dư khoảng 100 – 200 triệu đồng và đã được gửi trong ít nhất 3 tháng)
    • Sao kê thẻ tín dụng trong vòng 3 tháng (có thể là xác nhận từ ngân hàng hoặc giao dịch thẻ hàng tháng)
    • Sao kê tài khoản ngân hàng trong vòng 3 tháng (tài khoản mà bạn nhận lương, có xác nhận từ ngân hàng)
  • Các loại giấy tờ chứng minh công việc: 
    • Hợp đồng làm việc hoặc giấy đăng ký kinh doanh (bản sao)
    • Đơn xin nghỉ phép được chấp nhận từ công ty đang làm việc (nếu bạn đang là sinh viên, cần có xác nhận từ trường học) và phiếu lương 3 tháng gần đây (được xác nhận bởi công ty).
  • Các loại giấy tờ về lịch trình dự kiến
    • Chứng nhận bảo hiểm du lịch: Bạn phải có bảo hiểm du lịch với mức trách nhiệm tối thiểu 30.000 Euro.
    • Bản in vé máy bay điện tử và xác nhận đặt phòng cho toàn bộ chỗ ở trong suốt chuyến đi. Với vé máy bay khứ hồi, bạn nên đặt ở chế độ thanh toán sau và đặt phòng theo lịch trình cụ thể cho từng thành phố.
    • Kế hoạch chi tiết cho chuyến đi: Bạn có thể tìm hiểu danh lam thắng cảnh hoặc kinh nghiệm du lịch Schengen để lập kế hoạch cho mỗi ngày.
    • Ngoài ra, bạn cần viết thư bày tỏ ý định đi du lịch châu Âu và cam kết tuân thủ quy định của nước bạn đến.

Lưu ý khi nộp hồ sơ xin visa Schengen:

  • Mang cả bản gốc và bản sao khi nộp hồ sơ để nhân viên Đại sứ quán/Lãnh sự quán kiểm tra.
  • Tất cả hồ sơ in và bản sao phải trình bày trên giấy khổ A4.
  • Đối với người trên 70 tuổi, cần có chứng nhận sức khỏe từ bác sĩ tại bệnh viện Raffles Medical hoặc Family Medical Practice tại Hà Nội hoặc TP.HCM.

3.2 Thủ tục để xin thị thực Schengen

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, bạn có thể nộp hồ sơ tại đại sứ quán của quốc gia trong khối Schengen mà bạn muốn đến. Ở Việt Nam, bạn có thể nộp hồ sơ tại các trung tâm VFS và TLS

  • Địa chỉ TLS: L08 – Tầng 12A, tòa nhà Vincom Đồng Khởi, 72 đường Lê Thánh Tôn và 45A đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
  • Địa chỉ VFS Global:
    • Hà Nội: Tầng 2, tòa nhà Ocean Park, 1 Đào Duy Anh, phường Phương Mai, quận Đống Đa
    • Thành phố Hồ Chí Minh: Tầng 3, Tòa nhà Resco, 94-96 Nguyễn Du, phường Bến Nghé, quận 1

Lưu ý rằng trước khi đến nộp hồ sơ, bạn cần phải đặt lịch hẹn trước. Bạn có thể truy cập trang web của trung tâm VFS hoặc TLS sau đó điền thông tin về quốc gia bạn đang sống (I’m applying from) và quốc gia bạn muốn đến (I’m going to), làm theo hướng dẫn trên trang web.

Sau khi bạn hoàn thành các thủ tục này, bạn cần nhớ in giấy hẹn và đến đúng giờ vào ngày bạn đã hẹn. Tốt nhất, bạn hãy đến sớm hơn khoảng 15 phút so với giờ hẹn. Ngoài những tài liệu cần thiết, đừng quên mang theo bản chính CMND/CCCS để sẵn sàng trình khi được yêu cầu.

4. Xin visa Schengen ngắn hạn ở quốc gia nào dễ nhất?

Ảnh6. Visa Schengen
Các nước đều đặt ra yêu cầu riêng để xin thị thực Schengen

Một số quốc gia dễ xin visa Schengen ngắn hạn mà bạn có thể tham khảo như: Litva, Estonia, Phần Lan, Iceland, Luxembourg, Slovakia, Latvia, và Cộng hòa Séc. Theo thống kê, chỉ riêng trong năm 2021, các quốc gia thuộc khối Schengen đã cấp tổng cộng hơn 2.4 triệu visa cho các chuyến du lịch ngắn hạn.

Nhìn chung, tất cả các quốc gia trong khối Schengen đều có những yêu cầu cụ thể về việc cung cấp thị thực cho người nước ngoài. Do đó, trước khi đặt chân đến các quốc gia thuộc vùng lãnh thổ Schengen, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về yêu cầu cấp thị thực mà Chính phủ nước đó đưa ra.

5. Harvey Law Group – Công ty Luật di trú uy tín

Ảnh7. Visa Schengen
Các chương trình đầu tư định cư Châu u tại Harvey Law Group luôn được khách hàng đánh giá cao

Harvey Law Group là Công ty Luật di trú hàng đầu, được thành lập từ năm 1992 bởi luật sư Jean-François Harvey. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, có giấy phép hoạt động ở cả Việt Nam và Úc, Harvey Law Group mang đến cho khách hàng giải pháp toàn diện cho các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp. 

Qua hơn 30 năm phát triển, Harvey Law Group đã khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư định cư. Các Chương trình định cư Châu Âu của Harvey Law Group luôn được khách hàng tin tưởng và lựa chọn bởi tỷ lệ thành công cao, quy trình làm việc minh bạch và rõ ràng. Một số Chương trình đầu tư định cư cho các quốc gia thuộc khối Schengen ở Harvey Law Group mà quý khách hàng có thể tham khảo như: Pháp, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Malta…

Hiện tại, Harvey Law Group đã mở rộng hoạt động tại 13 quốc gia trên khắp thế giới, sẵn sàng phục vụ quý khách hàng trong các hoạt động tư vấn pháp lý.

Câu hỏi thường gặp

1. Xin visa Schengen có cần phỏng vấn không?

Thông thường, bạn sẽ không cần phải phỏng vấn khi nộp đơn xin visa Schengen. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nến hồ sơ của bạn chưa đủ rõ ràng hoặc cần thông tin bổ sung, bạn sẽ được yêu cầu phỏng vấn tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán theo lịch hẹn.

Khi tham gia phỏng vấn, bạn hãy cứ tự tin trả lời câu hỏi một cách trung thực và không cần lo lắng quá nhiều. Các câu hỏi trong cuộc phỏng vấn thường liên quan đến thông tin cá nhân và mục đích của chuyến đi của bạn.

2. Chi phí xin visa Schengen

Chi phí xin visa Schengen:

  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: 40€ (khoảng 1,052,000 VND)
  • Người từ 12 tuổi trở lên: 80€ (khoảng 2,104,000 VND)

3. Xin visa Schengen mất bao lâu?

Bạn nên nộp đơn xin visa Schengen ít nhất 2 tuần trước ngày bạn dự định đi du lịch. Sau khi bạn nộp đơn, Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán sẽ phản hồi trong khoảng 10 ngày làm việc. Tùy theo hồ sơ mà việc xử lý có thể kéo dài đến 2 tháng.

Lời kết

Trên đây là những thông tin chi tiết về quy trình xin visa Schengen mà quý khách hàng có thể tham khảo. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về chương trình đầu tư ở các nước Châu Âu, hãy liên hệ ngay với Harvey Law Group nhé!

Từ khóa:

Tin liên quan:

Quý nhà đầu tư vui lòng điền theo mẫu dưới đây để được hỗ trợ tư vấn chương trình đầu tư định cư nhanh nhất:

Zalo
WhatsApp
WhatsApp
Zalo