Hai quốc tịch (song tịch) là trường hợp một người có thể vừa sở hữu quốc tịch của nước mình sinh sống, vừa có quốc tịch của nước khác mà không bị tước quyền công dân ở quốc gia đầu tiên của mình. Việc sở hữu quốc tịch thứ hai mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân, nhà đầu tư trong thời kì hội nhập. Cùng Harvey Law Group tìm hiểu chi tiết về quá trình sở hữu hai quốc tịch qua bài viết sau.
Nội Dung Bài Viết
ToggleDanh sách các quốc gia chấp nhận 2 quốc tịch
Các quốc gia cho phép hai quốc tịch ở Châu Âu
Danh sách các quốc gia ở Châu Âu chấp nhận 2 quốc tịch:
- Đức, Bosnia & Herzegovina, Đan mạch, Bulgaria, Bỉ, Serbia, Pháp.
- Thụy Điển, Síp, Croatia, Luxembourg, Albania, Malta, Vương quốc Anh.
- Hy Lạp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Slovenia, Thổ Nhĩ Kỳ, Kosovo, Armenia.
- Ireland, Iceland, Thụy sĩ, Ý, Romania, Cộng hòa Séc, Latvia.
Nga, Hungary, Portugal, Đông Timor, Estonia, Hàn Quốc, Áo.
Các quốc gia ở Châu Phi chấp nhận 2 quốc tịch
Danh sách các quốc gia ở Châu Phi chấp nhận 2 quốc tịch: Algeria, Nam Phi, Angola, Nigeria, Benin, Malawi.
Quốc gia ở Châu Á chấp nhận 2 quốc tịch
Danh sách các quốc gia ở Châu Á chấp nhận 2 quốc tịch: Sri Lanka. Ai Cập, Pakistan, Bangladesh, Hàn Quốc, Bahrain, Syria, Israel, Philippines.
Quốc gia ở Châu Mỹ chấp nhận 2 quốc tịch
Danh sách các quốc gia ở Châu Mỹ chấp nhận 2 quốc tịch:
- Chile, Peru, St.Lucia, Canada, St.Kitts & Nevis, Dominica.
- Mexico, Argentina, Barbados, Costa Rica, Grenada.
- Hoa Kỳ, Antigua & Barbuda, Belize, Jamaica, Bolivia, Brazil.
Quốc gia ở Châu Đại Dương chấp nhận 2 quốc tịch
Danh sách các quốc gia ở Châu Đại Dương chấp nhận 2 quốc tịch: Australia, New Zealand, Vanuatu
Chương trình đầu tư nhập quốc tịch thứ hai
Các chương trình đầu tư nhập quốc tịch thứ hai tại các quốc gia vùng Carribean, một số quốc gia khác như Montenegro, North Macedonia, Thổ Nhĩ kỳ và Vanuatu, đang rất thu hút nhà đầu tư Việt tham gia. Dưới đây là những chương trình đầu tư quốc tịch thứ hai đang thu hút các nhà đầu tư Việt.
Chương trình đầu tư nhập quốc tịch thứ hai vùng Caribbean
Trong số các quốc gia vùng Caribbean, hiện chỉ có 5 quốc gia đang có chương trình đầu tư nhập quốc tịch thứ hai cùng nhiều quyền lợi đặc biệt kèm theo. Hơn nữa, nhà đầu tư có thể lựa chọn phương thức đầu tư là trao tặng vào Quỹ phát triển quốc gia hay hình thức đầu tư vào các dự án bất động sản mang thương hiệu toàn cầu như: Six Senses Grenada, Park Hyatt St. Kitts.
Các cá nhân có quốc tịch thứ hai thông qua chương trình đầu tư nhập quốc tịch đều được hưởng lợi ích như các công dân bản địa. Các lợi ích này bao gồm quyền sinh sống, đi lại và được miễn thị thực du lịch đến hơn 130 quốc gia, gồm 26 quốc gia thành viên khối Schengen.
Đặc biệt, chỉ duy nhất Grenada trong khối Caribbean là quốc gia được miễn thị thực du lịch đến Trung Quốc và đương đơn có thể nộp hồ sơ Thị thực Đầu tư E-2 để có quyền sống, học tập, làm việc và kinh doanh hợp pháp tại Mỹ.
Chương trình đầu tư nhập quốc tịch thứ hai tại Vanuatu
Chính phủ nước Cộng hòa Vanuatu đã thiết lập chương trình Hỗ trợ Phát triển (Development Support Program – DSP) với mục đích gây quỹ hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất và phát triển kinh tế. Chương trình cho phép nhà đầu tư nước ngoài nhập quốc tịch Vanuatu và có toàn quyền sinh sống tại quốc gia này vào bất kỳ thời điểm nào.
Đây là chương trình đầu tư nhập quốc tịch đầu tiên tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương mang đến nhiều lợi thế về địa lý cho các thị trường trên đà phát triển nhanh trong khu vực, bao gồm Thái Lan, Philippines, Việt Nam… và các quốc gia phát triển khác ở Châu Á như Trung Quốc và Malaysia.
Khi tham gia chương trình đầu tư nhập quốc tịch Vanuatu, hồ sơ có thể gồm vợ/chồng, con cái phụ thuộc đến 25 tuổi. Cả gia đình nhà đầu tư thành công sẽ được miễn thị thực đến hơn 130 quốc gia, bao gồm Vương quốc Anh, Nga và khối Schengen.
Ngoài ra, Vanuatu được ví như “thiên đường thuế” với nhiều ưu đãi về thuế như không có thuế thu nhập cá nhân, thuế doanh nghiệp, thuế nhà thầu nước ngoài và lãi vốn…
Chương trình đầu tư nhập quốc tịch thứ hai tại các quốc gia tại Châu Âu
Hai quốc gia Châu Âu đang có chương trình đầu tư nhập quốc tịch thứ hai đang rất được quan tâm, đó là quốc gia Montenegro và Cộng hòa Bắc Macedonia. Đây là những chương trình có giới hạn số lượng hồ sơ nhập tịch.
Đầu tiên là chương trình đầu tư nhập quốc tịch Montenegro, được Chính phủ giới thiệu vào ngày 01/01/2019 nhằm thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển quốc gia.
Tiếp theo là quốc gia Cộng hòa Bắc Macedonia (North Macedonia) ở bán đảo Balkan trong khu vực Đông Nam Châu Âu và ở phía Bắc của Hy Lạp. Quốc gia này hiện đang là một trong những ứng cử viên chính thức tiếp theo gia nhập khối Liên Minh Châu Âu. Chương trình này có hạn ngạch là 1.000 bộ hồ sơ nhập tịch.
Nhà đầu tư và các thành viên phụ thuộc thành công sẽ được hưởng quyền công dân trọn đời cũng như được miễn thị thực du lịch đến hơn 124 quốc gia, gồm 26 quốc gia thành viên khối Schengen. Ngoài ra, khi tham gia chương trình nhập quốc tịch của Bắc Macedonia hay Montenegro, nhà đầu tư có thể nộp đơn xin Thị thực Đầu tư E-2 vào Mỹ.
Một điều đáng lưu ý đó là Harvey Law Group chính là đại diện độc quyền phân phối và thực hiện chương trình nhập quốc tịch thứ hai tại North Macedonia cho các nhà đầu tư tại thị trường Châu Á.
Chương trình đầu tư nhập quốc tịch thứ hai tại Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia nằm trên hai lục địa Châu Âu và Châu Á. Chỉ với mức đầu tư từ 250.000 USD, nhà đầu tư và các đương đơn phụ thuộc sẽ có cơ hội nhận ngay tấm hộ chiếu thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ trong khoảng thời gian từ 3-6 tháng.
Không chỉ vậy, đây chính là quốc gia thứ 4, sau Grenada, Montenegro và North Macedonia, cho phép công dân Thổ Nhĩ Kỳ nộp hồ sơ xin Thị thực Đầu tư E-2 vào Mỹ.
Lợi ích khi có hai quốc tịch
Lợi ích khi có hai quốc tịch bao gồm:
- Chính trị: Có được quyền và nghĩa vụ chính trị như quyền bầu cử, ứng cử…
- Tự do sinh sống, làm việc và du lịch: Bạn có thể di chuyển giữa hai quốc gia mà không phải xin visa, lưu trú vô thời hạn, dễ dàng xin giấy phép lao động…
- Phúc lợi xã hội: Hưởng các quyền lợi như miễn học phí, chi phí khám chữa bệnh tại các cơ sở công…
- Quyền sở hữu tài sản: Có thể mua và sở hữu bất động sản ở hai quốc gia (trừ trường hợp quốc gia hạn chế quyền sở hữu bất động sản với công dân).
Việt Nam có chấp nhận hai quốc tịch không?
Công dân Việt Nam chỉ được sở hữu một quốc tịch (Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008), trừ trường hợp khác theo quy định của pháp luật như:
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch 2008)
- Người nước ngoài có mong muốn được nhập tịch vào Việt Nam (Khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch 2008)
- Người muốn nhập tịch lại (Điều 23, 26 Luật Quốc tịch 2008)
- Trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi (Điều 37 Luật Quốc tịch 2008)
Lời kết
Trên đây là những thông tin sơ lược về các chương trình đầu tư nhập quốc tịch cũng như về lợi ích của một quốc tịch thứ hai mà Harvey Law Group muốn gửi đến Quý nhà đầu tư. Nếu có thắc mắc hay cần tìm hiểu về chương trình, mời liên hệ chúng tôi qua số hotline: 091 444 1016 để được giải đáp nhiệt thành nhất.
———————————
TP.HCM: Bitexco Financial Tower, Lầu 40, Phòng 02, 2 Hải Triều, Q.1
HÀ NỘI: Cornerstone Tower, Lầu 15, Phòng 15.08, 16 Phan Chu Trinh, Q. Hoàn Kiếm
ĐÀ NẴNG: Indochina Riverside Tower, Lầu 08, Phòng D1, 74 Bạch Đằng, Q. Hải Châu
TP. CẦN THƠ: MG2-12B, Vincom Center Cần Thơ, 209 Đường 30/4, Phường Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều