các loại thị thực mỹ

Phân biệt các loại Visa diện định cư Mỹ hiện nay [2024]

(GMT+7)
CHIA SẺ

Hiện nay, Mỹ đang hướng đến việc thu hút những người tài năng và những cá nhân đóng góp tích cực vào nền kinh tế của nước này. Chính phủ Hoa Kỳ đã mở ra rất nhiều chương trình định cư với các loại visa khác nhau, tạo điều kiện cho người nước ngoài có cơ hội đến Mỹ học tập, làm việc. Bài viết dưới đây của Harvey Law Group sẽ giới thiệu cho các bạn các loại thị thực định cư  Mỹ phổ biến nhất hiện nay. Hãy tham khảo nhé!

Thị thực định cư Mỹ là gì?

Visa định cư Mỹ cho phép công dân nước ngoài nhập cư vào Mỹ để sinh sống và làm việc mà không gặp bất kỳ hạn chế nào. Những người nhập cư với visa định cư Mỹ sẽ được cấp Thẻ Xanh Mỹ và trở thành cư dân thường trú của Mỹ nếu họ chứng minh được rằng họ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí định cư và nhập tịch theo quy định của Chính phủ Mỹ.

Ngoài ra, nếu các cá nhân không có ý định lưu trú lâu dài tại Mỹ sẽ được cấp visa không định cư. Loại visa này phụ thuộc vào thông tin cá nhân và lý do tại sao họ muốn đến Mỹ. Một số loại visa không định cư được nhiều người sử dụng như: Visa du lịch, visa công tác tạm thời, visa dành cho sinh viên giao lưu (trao đổi văn hóa)…

Ảnh các loại thị thực định cư mỹ 1
Thị thực định cư cho phép bạn được làm việc, sinh sống tại Mỹ không giới hạn

Các loại thị thực định cư Mỹ phổ biến

Diện thị thực Đối tượng Loại thị thực Thời hạn của thị thực Thời gian xử lý thị thực
Nhà tuyển dụng tài trợ – Việc làm Dành cho những  có tài năng đặc biệt, các giáo sư và nhà nghiên cứu xuất sắc, các nhà lãnh đạo hoặc giám đốc điều hành của các công ty quốc tế. EB-1 Không giới hạn 4 – 15 tháng
Dành cho những người có trình độ học vấn cao hoặc kỹ năng đặc biệt EB-2 6 tháng 8 – 24 tháng
Dành cho Công nhân lành nghề, chuyên gia, công nhân không có tay nghề  EB-3 2 năm 12 – 36 tháng
Dành cho thành viên của các tổ chức tôn giáo phi lợi nhuận tại Mỹ EB-4 Vĩnh viễn 16 – 30 tháng
Dành cho Nhà Đầu tư EB-5 2 năm 12 – 36 tháng
Người thân trực hệ & Gia đình bảo lãnh Vợ hoặc chồng của công dân Mỹ IR1, CR1 CR1: 2 năm

IR1: 10 năm

17 tháng
Vợ / chồng của một công dân Mỹ đang chờ chấp thuận đơn xin nhập cư I-130 K-3  2 năm 19 tháng
Người kết hôn với Công dân Hoa Kỳ và sống ở Hoa Kỳ K-1  90 ngày 6 tháng
Dành cho trẻ em được công dân Mỹ nhận nuôi từ nước ngoài. IR3, IR4 Tùy thuộc vào thỏa thuận của quốc gia với Hoa Kỳ 6 tháng – 1 năm
Thành viên gia đình của Thường trú nhân hợp pháp F2A, F2B 2 – 5 năm Tùy thuộc vào hồ sơ
Thành viên gia đình của công dân Hoa Kỳ IR2, CR2, IR5, F1, F3, F4 Tùy thuộc vào quốc tịch của người nộp đơn 17 – 24 tháng.
Những người nhập cư khác Công dân của các quốc gia có tỷ lệ nhập cư thấp DV 6 tháng 14 tháng
Thường trú nhân trở về  SB-1 2 năm Tùy thuộc vào hồ sơ

Visa diện Nhà tuyển dụng tài trợ – Việc làm

Visa EB-1

Thị thực EB-1 là loại thị thực dành cho người lao động, mở cánh cửa cho công dân không phải Hoa Kỳ có tài năng đặc biệt, các giáo sư và nhà nghiên cứu xuất sắc, cùng các nhà lãnh đạo hoặc giám đốc điều hành của các công ty quốc tế đến sống và làm việc lâu dài tại Mỹ.

Yêu cầu của thị thực EB-1

  • EB-1A – Dành cho những người có tài năng đặc biệt:
    • Bạn cần chứng minh được sự công nhận quốc gia hoặc quốc tế liên tục trong lĩnh vực của mình.
    • Cần cung cấp tài liệu chứng minh những thành tựu nổi bật của bạn.
  • EB-1B – Dành cho Giáo Sư và Nhà Nghiên Cứu xuất sắc:
    • Cần có lời mời làm việc từ một tổ chức Mỹ cho một vị trí chính thức hoặc tương đương trong ngành giáo dục đại học.
    • Phải thể hiện được sự công nhận quốc tế trong lĩnh vực học thuật cụ thể.
    • Cần ít nhất ba năm kinh nghiệm trong giảng dạy hoặc nghiên cứu.
  • EB-1C – Dành cho Nhà Quản Lý hoặc Giám Đốc Điều Hành đa quốc gia:
    • Cần có ít nhất một năm kinh nghiệm ở vị trí lãnh đạo tại nước ngoài trong một công ty có liên kết với công ty tại Mỹ.
    • Mục đích là tiếp tục làm việc ở Mỹ với tư cách lãnh đạo cho cùng công ty hoặc một công ty liên quan.

Phí nộp đơn cho thị thực EB-1

  • Đối với người nộp đơn từ Mỹ:
    • Mẫu I-140 (Đơn xin nhập cư cho người lao động nước ngoài): Phí 700$ (thường do nhà tuyển dụng tài trợ).
    • Phí nhập cư: 220$.
    • Mẫu I-485 (đơn xin điều chỉnh tình trạng): Phí 1140$.
    • Sinh trắc học: Lệ phí 85$ 
  • Đối với người nộp đơn từ nước ngoài:
    • Mẫu I-140: Phí 700$ (thường do nhà tuyển dụng tài trợ).
    • Mẫu DS-260: Phí 345$.
    • Mẫu I-864: 120$.
    • Sinh trắc học: Lệ phí 85$
visa eb1 mỹ
Visa EB-1 dành cho người có tài năng đặc biệt

Thị thực EB-2

Thị thực EB-2 là loại thị thực dành cho người nước ngoài không phải công dân Mỹ, những người có trình độ học vấn cao hoặc kỹ năng đặc biệt. Người giữ thị thực EB-2 được coi là thường trú nhân hợp pháp tại Hoa Kỳ.

Điều kiện cần cho thị thực EB-2:

  • EB-2A – Dành cho những người có bằng cấp cao:
    • Yêu cầu: Bạn cần có ít nhất một bằng đại học hoặc tương đương, cùng với 5 năm kinh nghiệm làm việc tiến bộ trong lĩnh vực của mình.
    • Tài liệu cần có: Bằng cấp từ tổ chức Mỹ hoặc quốc tế, thư giới thiệu từ nhà tuyển dụng hiện tại hoặc cũ chứng minh kinh nghiệm làm việc của bạn.
    • Lưu ý: Các bằng cấp như Thạc sĩ, Tiến sĩ, JD (bằng luật) và MD (y học) thường đủ điều kiện.
  • EB-2B – Dành cho những người có khả năng xuất chúng:
    • Yêu cầu: Bạn cần chứng minh khả năng vượt trội trong lĩnh vực nghệ thuật, khoa học hoặc kinh doanh.
    • Tài liệu cần có: Chứng minh 10 năm kinh nghiệm, bằng cấp, giấy phép nghề nghiệp, giải thưởng, thành viên của hiệp hội chuyên ngành, mức lương phản ánh khả năng và các bằng chứng khác về tài năng của bạn.
  • EB-2C – Miễn trừ lợi ích quốc gia:
    • Yêu cầu: Chứng minh rằng khả năng của bạn phục vụ lợi ích quốc gia Mỹ.
    • Tài liệu: 
      • Tương tự như EB-2B
      • Giấy tờ chứng minh về tầm quan trọng quốc gia của công việc bạn đề xuất và việc từ bỏ điều kiện lời mời làm việc sẽ có lợi cho Mỹ.

Phí xin visa EB-2:

  • Phí Nộp Đơn I-140: 700$
  • Phí Nhập cư USCIS: 220$.
  • Phí Nộp Đơn DS-260: 325$.
  • Phí Nộp Đơn I-864: 120$ 
  • Lệ Phí Nộp Đơn I-485: 750 – 1,225$.
visa eb2 mỹ
Visa EB-2 dành cho người có trình độ học vấn cao

Visa EB-3

Thị thực EB-3 là một loại thị thực cho phép người lao động từ các quốc gia khác sống và làm việc lâu dài tại Hoa Kỳ. Thị thực này phù hợp với ba nhóm người nộp đơn:

  • Công nhân lành nghề: Những người có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong nghề nghiệp của họ.
  • Chuyên gia: Những người có trình độ cao và yêu cầu giấy phép hành nghề.
  • Công nhân không có tay nghề: Những người làm công việc không yêu cầu kỹ năng cao.

Điều kiện để xin visa EB-3

  • Công nhân lành nghề
    • Cần có ít nhất 2 năm kinh nghiệm hoặc đào tạo.
    • Bằng cấp giáo dục sau trung học 
    • Làm việc trong lĩnh vực mà nước Mỹ yêu cầu (tùy vào từng thời điểm)
  • Chuyên gia
    • Phải làm công việc mà lao động Mỹ không thể đáp ứng.
    • Cần kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn (ít nhất 2 năm)
    • Cần có bằng cử nhân hoặc bằng cấp tương đương.
  • Công nhân không có tay nghề
    • Đảm nhận công việc không có người lao động Mỹ nào thực hiện được.
    • Phải làm việc không theo mùa vụ và lâu dài.

Chi phí xin visa EB-3:

  • Lệ phí nộp đơn: $700 cho Mẫu I-140 và $2,500 cho xử lý nhanh (Mẫu I-907).
  • Chi phí khác: Có thể bao gồm tiền khám sức khỏe, tiêm chủng, phí dịch thuật hoặc phiên dịch khi phỏng vấn, tuỳ thuộc vào quốc gia bạn đang sống.
visa eb3 mỹ
Visa EB-3 dành cho người lao động nước ngoài

Visa EB-4

Thị thực EB4 là cơ hội vàng cho những ai muốn trải nghiệm cuộc sống đầy đủ tại Hoa Kỳ – từ du lịch, sinh sống, làm việc đến việc học tập. Đặc biệt, thị thực này chủ yếu dành cho thành viên của các tổ chức tôn giáo phi lợi nhuận tại Mỹ. 

Người nộp đơn xin visa EB-4 phải là:

  • Các nhà hoạt động tôn giáo đã phục vụ ít nhất 2 năm trong một tổ chức tôn giáo phi lợi nhuận tại Mỹ.
  • Trẻ em vị thành niên dưới 21 tuổi, chưa kết hôn, đang sống tại Mỹ và phụ thuộc vào sự bảo trợ của tòa án vị thành niên do hoàn cảnh bị bỏ rơi hoặc khó khăn hơn.
  • Các nhà báo quốc tế làm việc cho Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ (USAGM).
  • Cựu sĩ quan quốc tế G-4 hoặc nhân viên dân sự NATO-6 và gia đình của họ.
  • Nhân viên liên bang Mỹ làm việc ở nước ngoài và gia đình họ.
  • Nhân viên Công ty Kênh đào Panama hoặc khu vực Kênh đào Panama.
  • Một số bác sĩ và nhân viên y tế có giấy phép làm việc tại Mỹ từ ngày 9/1/1978.
  • Biên dịch viên hoặc thông dịch viên người Iraq hoặc Afghanistan phục vụ quân đội Mỹ.
  • Công dân Iraq đã làm việc cho chính phủ Mỹ ít nhất một năm và đang đối mặt với nguy cơ an ninh.
  • Công dân Afghanistan làm việc cho Mỹ hoặc ISAF.

Chi phí xin thị thực EB4

  • Phí nộp đơn (nếu tự nộp): 435$ (sử dụng Form I-360 của USCIS).
  • Phí sinh trắc học (nếu cần): 85$.
  • Phí nhập cư USCIS: 220$.
  • Chi phí khám sức khỏe và phiên dịch cho cuộc phỏng vấn (nếu cần) có thể thay đổi tùy theo trường hợp.
visa eb4 mỹ
Visa EB-4 dành cho những người muốn trải nghiệm cuộc sống tại Mỹ

Visa đầu tư định cư mỹ EB-5

Visa EB-5, hay còn gọi là thị thực đầu tư là một chương trình mà chính phủ Mỹ thiết lập từ năm 1990. Mục đích của chương trình nhằm giúp những nhà đầu tư nước ngoài có thể trở thành thường trú nhân ở Mỹ bằng cách đầu tư vào nền kinh tế Mỹ và tạo ra việc làm,.

Điều kiện xin visa EB-5:

  • Đầu tư vào doanh nghiệp Mỹ: Bạn cần phải đầu tư một khoản tiền vào một doanh nghiệp thương mại tại Mỹ.
  • Tạo việc làm: Bạn phải có kế hoạch tạo ra ít nhất 10 việc làm toàn thời gian dành cho công dân Mỹ hoặc những người lao động có phép ở Mỹ.
  • Chứng minh nguồn gốc vốn: Bạn phải chứng minh rằng số tiền bạn đầu tư có nguồn gốc hợp pháp.

Số tiền cần đầu tư:

  • Trong Khu vực Việc làm Mục tiêu (TEA): Khoản đầu tư tối thiểu là 800.000 USD.
  • Ngoài Khu vực TEA: Khoản đầu tư tối thiểu chuẩn là 1.050.000 USD.
visa eb5 mỹ
Visa EB-5 dành cho nhà đầu tư

Visa diện người thân trực hệ & Gia đình bảo lãnh

Visa IR1, CR1

Thị thực CR1 được cấp cho những người đã kết hôn với một công dân Hoa Kỳ dưới hai năm. Thị thực này được cấp với điều kiện sau hai năm ở Hoa Kỳ, người được thụ hưởng và vợ/chồng là công dân Hoa Kỳ của họ cần nộp đơn để loại bỏ điều kiện khỏi thẻ xanh. Sau đó, họ sẽ nhận được thẻ thường trú có thời hạn 10 năm.

Thị thực IR1 (thị thực Người Thân Trực Tiếp) được cấp cho những người đã kết hôn với công dân Hoa Kỳ từ hơn hai năm kể từ khi thẻ xanh của họ được chấp thuận. Trong trường hợp này, người giữ thị thực IR1 không cần phải đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào khác mà vẫn có thẻ thường trú thời hạn 10 năm

Đối tượng 

  • IR1: Dành cho vợ/chồng kết hôn với công dân Hoa Kỳ từ hai năm trở lên.
  • CR1: Dành cho vợ/chồng mới kết hôn với công dân Hoa Kỳ trong thời gian dưới hai năm.

Điều kiện xin thị thực IR1, CR1:

  • Người bảo lãnh phải là người Mỹ hoặc thường trú.
  • Cặp đôi đã kết hôn hợp pháp và cung cấp chứng nhận hôn nhân hợp lệ. Xác minh về hôn nhân cần được chứng minh bằng bằng chứng như ảnh, hành trình du lịch…
  • Người bảo lãnh phải cam kết hỗ trợ tài chính cho vợ/chồng và điều này được thể hiện thông qua việc nộp bản khai hỗ trợ tài chính. Họ cần có thu nhập ít nhất 125% so với Federal poverty level (FPL) – Chuẩn đo lường được sử dụng bởi chính phủ Hoa Kỳ để xác định ai đủ điều kiện nhận các chương trình hỗ trợ liên bang (Mức PSL vào năm 2023 cho một cá nhân là 14,580$)
  • Người bảo lãnh cần có nơi cư trú tại Mỹ hoặc phải chứng minh kế hoạch trở lại Mỹ cùng với vợ/chồng nước ngoài của họ. 

Chi phí xin thị thực IR1, CR1:

  • Đơn I-130: 535$
  • Đơn xin thị thực nhập cư (DS-260): 325$
  • Khám sức khỏe cho người nhập cư: Phí này thay đổi tùy theo quốc gia. Ví dụ, Đại sứ quán ở Buenos Aires đang tính phí 5000 đô la Peso (tương đương khoảng 48 đô la Mỹ), trong khi Đại sứ quán Hà Nội tính phí 275 USD cho người nộp đơn trên 15 tuổi.
  • Ngoài ra, bạn cũng cần thanh toán các chi phí khác để có được các tài liệu và giấy tờ liên quan, bao gồm bản dịch, hộ chiếu, giấy khai sinh, phí sao chụp và chi phí liên quan đến việc đi lại.
visa ir1, cr1 mỹ
Visa IR1, CR1 dành cho người đã kết hôn với công dân Hoa Kỳ

Visa K-3

Visa K-3 là một loại thị thực tạm thời cho vợ/chồng của công dân Hoa Kỳ, giúp họ nhập cảnh vào Hoa Kỳ trong thời gian chờ đợi nhận thẻ xanh.

Điều kiện để được cấp thị thực K-3:

  • Phải là vợ/chồng hợp pháp của công dân Hoa Kỳ (Không áp dụng nếu vợ/chồng đã có thẻ xanh Hoa Kỳ.)
  • Phải đang cư trú ở một quốc gia ngoài Hoa Kỳ.
  • Vợ/chồng của công dân Hoa Kỳ phải nộp đơn bảo lãnh gia đình (Mẫu I-130) và đang chờ xử lý với USCIS. Đơn này phải chưa được phê duyệt và đã nhận thông báo nhận từ USCIS.
  • Công dân Hoa Kỳ phải đáp ứng các yêu cầu về thu nhập. Tổng thu nhập trên tờ khai thuế gần đây của họ phải đạt ít nhất 100% theo FPL. 
  • Nếu người nộp đơn có con ruột hoặc con nuôi muốn đến Hoa Kỳ (thông qua visa K-4), đứa trẻ phải chưa lập gia đình và dưới 21 tuổi

Tổng chi phí để xin Visa K3 khoảng 994$ và một số chi phí khác như: Tài liệu, hồ sơ, công chứng, bản dịch…

Thị thực K-1

Thị thực K-1 hay còn gọi là thị thực Hôn Phu, là một loại thị thực đặc biệt dành cho những người nước ngoài muốn kết hôn với công dân Hoa Kỳ và sau đó trở thành thường trú nhân thông qua quá trình cấp thẻ xanh kết hôn.

Theo đó, công dân Hoa Kỳ (người làm đơn) có thể bảo lãnh cho hôn phu nước ngoài của mình để nhập cảnh hợp pháp vào Hoa Kỳ. Họ cần chứng minh dự định kết hôn trong vòng 90 ngày sau khi hôn phu nước ngoài đến Mỹ.

Điều kiện xin thị thực K-1:

  • Người bảo lãnh phải là công dân Hoa Kỳ, không phải thường trú nhân hợp pháp.
  • Cả hai không được kết hôn trước đó và nếu đã từng kết hôn, họ cần nộp giấy ly hôn, giấy hủy bỏ hoặc giấy chứng tử của vợ/chồng cũ.
  • Phải chứng minh mối quan hệ hợp lệ và đã gặp nhau ít nhất một lần trong vòng hai năm trước khi nộp đơn xin thị thực.
  • Các bằng chứng như địa điểm tổ chức đám cưới hoặc thiệp mời….
  • Người bảo lãnh phải đáp ứng yêu cầu thu nhập, tức là tổng thu nhập được điều chỉnh trên tờ khai thuế gần đây phải bằng ít nhất 100% so với PSL.
  • Nếu không đủ thu nhập, họ có thể sử dụng nguồn thu nhập chung từ người tài trợ nếu cần.

Chi phí xin visa K-1 khoảng 800$, bao gồm các khoản sau:

  • Phí yêu cầu Chính phủ (Mẫu I-129F): 535$
  • Kiểm tra y tế: Khoảng 200$.
  • Phí Visa K-1: 265$
visa k1 mỹ
Visa K1 dành cho hôn phu của công dân Mỹ

Thị thực IR-3

Visa IR-3 là loại visa dành cho con cái của người Mỹ được nhận làm con nuôi ở nước ngoài và định cư tại Mỹ cùng với gia đình. Chính phủ Mỹ công nhận việc nhận con nuôi từ các quốc gia đã tham gia Công ước La Hay (Một thỏa thuận quốc tế về việc nhận con nuôi được thiết lập từ năm 1993 để quy định rõ các quy tắc về việc nhận con nuôi từ một quốc gia này sang quốc gia khác) và cả từ các quốc gia không tham gia Công ước La Hay. 

Điều kiện để được cấp thị thực IR-3:

  • Con phải dưới 21 tuổi.
  • Đứa trẻ phải đến từ một quốc gia đã tham gia Công ước La Hay hoặc một quốc gia không tham gia Công ước La Hay.
  • Đứa trẻ phải đáp ứng điều kiện được nhận làm con nuôi theo Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch Hoa Kỳ.
  • Cha mẹ là công dân Mỹ phải có kế hoạch đưa trẻ về Mỹ để cư trú cùng họ.
  • Cả hai cha mẹ phải có địa chỉ hợp lệ tại Mỹ.
  • Cha mẹ phải đồng ý để Cơ quan Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) kiểm tra khả năng đáp ứng điều kiện của họ.

Chi phí xin thị thực IR-3 bao gồm:

  • Nếu Quốc gia tham gia Công ước Hague:
    • Phí đơn I-800A và I-800: $775
    • Phí xử lý mẫu DS-260: $445
  • Nếu Quốc gia không tham gia Công ước Hague:
    • Phí đơn I-600A và I-600: $775
  • Ngoài ra, còn có các chi phí khác như: Phí dịch thuật, phí để có được các tài liệu hỗ trợ, phí khám sức khỏe và tiêm chủng bắt buộc…

Visa IR-4

Visa IR4 là một loại thị thực được thiết kế đặc biệt cho trẻ em đang trong quá trình nhận con nuôi từ nước ngoài. 

Khác với thị thực IR-3 (trẻ em phải hoàn tất quá trình nhận con nuôi nước ngoài ở quốc gia đó trước khi đến Hoa Kỳ), thị thực IR-4 cho phép trẻ nhập cảnh vào Hoa Kỳ trong khi đang chờ quá trình nhận con nuôi nước ngoài kéo dài và chưa được chấp thuận chính thức.

Điều kiện xin thị thực IR-4:

  • Con phải chưa kết hôn và dưới 21 tuổi.
  • Đứa trẻ cần đến từ một quốc gia đã ký kết Công ước Hague hoặc không ký kết.
  • Để đáp ứng yêu cầu về việc nhận con nuôi, đứa trẻ phải đáp ứng các tiêu chí trong Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch Hoa Kỳ (INA).
  • Công dân Hoa Kỳ phải sẵn lòng đảm nhận quyền giám hộ của đứa trẻ tại nước ngoài và sau đó nhận con nuôi tại Hoa Kỳ.
  • Công dân Hoa Kỳ cần có địa chỉ hợp lệ tại Hoa Kỳ.
  • Để đáp ứng yêu cầu, công dân Hoa Kỳ phải vượt qua bài kiểm tra đủ điều kiện do Cơ quan Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) thực hiện.
  • Công dân Mỹ cần có kế hoạch để đưa đứa trẻ về Mỹ để sinh sống.

Chi phí thị thực IR-4:

  • Đối với quốc gia có Công ước La Hay:
    • Nộp đơn I-800A và I-800: 775$
    • Xử lý mẫu DS-260: 445$
  • Đối với quốc gia không thuộc Công ước Hague:
    • Nộp đơn I-600A và I-600: 775$
  • Các chi phí khác: Phí dịch thuật, phí tài liệu hỗ trợ, chi phí khám sức khỏe và tiêm chủng.
visa ir4 mỹ
Visa IR-4 dành cho trẻ em nhận nuôi nước ngoài

Visa F2A

Visa F2A là một loại thị thực đặc biệt cho gia đình, cho phép công dân Mỹ có thể nộp đơn thay mặt cho con cái hoặc vợ/chồng của họ. Visa F2A được thiết kế dành cho vợ/chồng và con chưa thành niên của công dân Hoa Kỳ hoặc LPR (thường trú nhân). .

Để xin thị thực F2A, bạn cần đáp ứng một số điều kiện sau:

  • Ít nhất 18 tuổi 
  • Bạn cần đang sống tại Hoa Kỳ và có địa chỉ đăng ký thường trú tại đây
  • Đã có thẻ xanh
  • Thu nhập của bạn phải đạt ít nhất 125% so với FPL

Chi phí xin thị thực F2A:

  • Phí đơn I-130: 535$.
  • Chi phí xử lý mẫu DS-260: Tùy thuộc vào hồ sơ.
  • Bản khai chứng minh sự hỗ trợ: 120$.
  • Một số khoản phí khác: Phí tiêm chủng và khám bệnh, thu thập và dịch thuật tài liệu hỗ trợ…

Visa F2B

Visa F2B cho phép một đứa trẻ chưa lập gia đình trên 21 tuổi có cha mẹ là LPR hoặc công dân Hoa Kỳ đến định cư tại đất nước này.

Để có được Thị thực F2B, người nộp đơn cần phải trên 21 tuổi và chưa lập gia đình. Người nộp đơn cần là con hợp pháp của người sở hữu Thẻ xanh (Người tài trợ). Trong trường hợp người nộp đơn kết hôn trước khi đơn được chấp nhận, đơn sẽ bị từ chối.

Người bảo lãnh cho Visa F2B cần phải:

  • Sở hữu Thẻ Xanh Mỹ (Là một thường trú nhân hợp pháp của Hoa Kỳ)
  • Sống tại Hoa Kỳ và có địa chỉ hợp lệ ở đây
  • Là cha mẹ hợp pháp của người nộp đơn

Phí xin Visa F2B:

  • Phí Mẫu I-130 (Đơn bảo lãnh cho Người thân của Người nước ngoài): 535$
  • Phí DS-260: 325$
  • Bản khai có tuyên thệ về phí hỗ trợ trị giá 120$
  • Phí USCIS: 220$
  • Một số khoản phí khác: Phí tiêm chủng và khám bệnh, thu thập và dịch thuật tài liệu hỗ trợ…

Visa IR2

Visa IR-2 cho phép con cái của người có quốc tịch Hoa Kỳ, đang ở nước ngoài nhập cảnh và sống hợp pháp tại quốc gia này. 

Các điều kiện để xin thị thực IR-2 bao gồm:

  • Người bảo lãnh:
    • Là công dân Hoa Kỳ.
    • Có quyền nuôi con pháp lý tại nước ngoài ít nhất hai năm.
    • Nếu đây là trường hợp nhận con nuôi, quá trình này phải hoàn tất trước khi đứa trẻ đạt 16 tuổi.
    • Sống chung với đứa trẻ trong ít nhất hai năm trước khi nộp đơn xin thị thực (Không áp dụng đối với trường hợp nhận con nuôi)
  • Người được bảo lãnh:
    • Dưới 21 tuổi.
    • Chưa lập gia đình.
    • Đối với con riêng, cha mẹ ruột và cha mẹ kế phải kết hôn trước khi đứa trẻ đủ 18 tuổi.

Lệ phí:

  • Lệ phí nộp đơn của chính phủ để xin thị thực trẻ em IR-2 là $860.
  • Lưu ý rằng chi phí này không bao gồm chi phí kiểm tra sức khỏe, có thể dao động từ 200 –  500$.
visa ir2 mỹ
Visa IR2 dành cho con cái của công dân Hoa Kỳ

Visa CR-2

Visa CR-2 cho phép con ruột hoặc con nuôi của người được hưởng thị thực CR1, nghĩa là con riêng của công dân Hoa Kỳ nhập cảnh hợp pháp vào Hoa Kỳ. Trong thời gian có hiệu lực của giấy phép cư trú, họ có thể sống, làm việc hoặc học tập ở Mỹ.

Để đáp ứng điều kiện để xin thị thực CR2, con của bạn cần thoả mãn các yêu cầu sau đây:

  • Chưa kết hôn.
  • Dưới 21 tuổi.
  • Vợ hoặc chồng của bạn là người có quốc tịch Hoa Kỳ, phải nộp đơn xin nhập cư thay mặt cho con và được chấp thuận.
  • Con của bạn phải dưới 18 tuổi khi bạn và vợ/chồng kết hôn.

Lệ phí cho Visa CR2 bao gồm:

  • Phí nộp đơn I-130: 535$.
  • Phí xử lý mẫu DS-260: 325$.
  • Phí khám sức khỏe và tiêm chủng: Phụ thuộc vào địa điểm và bác sĩ của người nộp đơn
  • Phí nhập cư USCIS (nếu có): 220$.

Visa IR-5

Visa IR-5 là một cơ hội cho cha mẹ hoặc cha mẹ của công dân Hoa Kỳ đến định cư hợp pháp tại đất nước này. Tuy nhiên, để có được thị thực này, người bảo lãnh cần phải đăng ký tại đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Hoa Kỳ ở nước ngoài, nơi mà cha mẹ cư trú.

Điều kiện để được cấp Visa IR-5:

  • Tuổi và quốc tịch: Người bảo lãnh phải từ tuổi 21 trở lên.
  • Tài chính: Người bảo lãnh phải có khả năng tài chính đủ để hỗ trợ cha mẹ cho đến khi họ có thể tự trang trải cuộc sống.(Tùy theo số người bảo lãnh và tình hình kinh tế thời điểm đó)
  • Nơi ở: Người bảo lãnh cần phải sống và có địa chỉ ổn định tại Hoa Kỳ.
  • Chứng minh mối quan hệ: Người bảo lãnh cần phải cung cấp bản sao giấy khai sinh để chứng minh mối quan hệ họ với cha mẹ.

Chi phí để xin Visa IR-5:

  • Mẫu I-130: 535$
  • Đơn DS-260: 325$
  • Mẫu I-864: 120$
  • Mẫu I-485: 1,140$
  • Phí sinh trắc học: 85$
  • Phí nhập cư USCIS (nếu có): 220$
  • Chi phí khám sức khỏe và tiêm chủng: Tùy vào thời điểm
visa ir5 mỹ
Visa IR-5 dành cho cha mẹ của công dân Hoa Kỳ

Thị thực F3

Thị thực F3 là loại thị thực dành cho con cái của người Hoa Kỳ đã kết hôn và có gia đình. Để đăng ký thị thực này, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Cha mẹ của bạn phải là công dân Hoa Kỳ, điều này có thể được chứng minh bằng giấy khai sinh hoặc giấy tờ nhận con nuôi.
  • Bạn phải trên 21 tuổi.
  • Bạn đã kết hôn, điều này cần được chứng minh bằng giấy đăng ký kết hôn.

Người muốn làm nhà tài trợ (người Hoa Kỳ) cũng phải đáp ứng một số yêu cầu:

  • Là công dân Hoa Kỳ.
  • Đang sống tại Mỹ với địa chỉ hợp lệ.
  • Có con ở nước ngoài và có thể chứng minh mối quan hệ với đứa trẻ bằng giấy khai sinh hoặc giấy tờ nhận con nuôi.

Các chi phí để xin thị thực F3 bao gồm:

  • Đơn xin thị thực nhập cư mẫu I-130: 535$.
  • Dịch vụ sinh trắc học: 85 USD (không áp dụng cho người dưới 14 tuổi hoặc trên 79 tuổi).
  • Mẫu I-485: $1,140 (người dưới 14 tuổi chỉ phải trả 750 USD).
  • Mẫu I-212 và Mẫu I-601: 930$/mẫu

Visa F4

Visa F4 dành cho người thân của công dân Hoa Kỳ, bao gồm vợ/chồng và con cái, có thể di cư đến Hoa Kỳ và bắt đầu cuộc sống mới cùng với người thân của họ. 

Người bảo lãnh Visa F4 của Hoa Kỳ cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Ít nhất 18 tuổi.
  • Là công dân Mỹ.
  • Sống tại Hoa Kỳ và có địa chỉ hợp lệ.
  • Có thể chứng minh mối quan hệ anh chị em thông qua giấy khai sinh hoặc giấy tờ nhận con nuôi.

Chi phí xin Visa F4 bao gồm:

  • Lệ phí nộp đơn I-130: 535$ 
  • Phí xử lý đơn DS-260: 325$.
  • Phí xử lý bản khai hỗ trợ: 120$.
  • Phí nhập cư USCIS: 220$.
  • Các loại chi phí khác như: Dịch thuật, khám sức khỏe…
visa f4 mỹ
Visa F4 dành cho người thân của công dân Hoa Kỳ

Thị thực F1

Thị thực F-1 là giấy phép tạm thời cho phép sinh viên quốc tế ở lại Hoa Kỳ trong một khoảng thời gian cố định khi họ đang theo học tại các trường học như trường phổ thông, cao đẳng, chủng viện hoặc nhạc viện.

Điều kiện cấp thị thực F-1:

  • Bạn cần đăng ký và được chấp nhận vào một khóa học tại một trường được SEVP – Student and Exchange Visitor Program (Chương trình trao đổi sinh viên quốc tế) phê duyệt ở Hoa Kỳ.
  • Bạn phải đăng ký là sinh viên toàn thời gian tại trường.
  • Bạn cần thông thạo tiếng Anh hoặc đang theo học các khóa học nâng cao trình độ tiếng Anh (tùy vào quy định của trường)
  • Bạn phải có bằng chứng về đủ tài chính để hỗ trợ việc học tập tại Hoa Kỳ  (tùy vào quy định của trường)
  • Bạn cần có mối quan hệ với đất nước của bạn và thể hiện ý định quay trở lại sau khi học xong ở Hoa Kỳ

Chi phí thị thực F-1:

  • Lệ phí DS-160: 160$
  • Phí SEVIS I-901: 200$
  • Phí sinh trắc học: 85$
  • Các loại chi phí khác như: Dịch thuật, khám sức khỏe…

Các loại thị thực nhập cư khác

Thị thực DV

Chương trình Visa Đa dạng, được quản lý bởi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, là một cách nhằm tăng cường sự đa dạng của dân nhập cư ở Mỹ. Mỗi năm, chương trình này mở cơ hội cho hơn 50.000 người từ các quốc gia ít có người di cư tới Mỹ có cơ hội định cư ở đây. Đây là cơ hội quý giá cho những người và gia đình không có con đường khác để di cư hợp pháp vào Mỹ.

Có hai điều kiện chính để nộp đơn xin Visa Đa dạng:

  • Về quốc gia:
    • Bạn cần sinh ra ở một quốc gia có số người di cư tới Mỹ dưới 50.000 người trong vòng 5 năm qua.
    • Mỗi năm, danh sách các quốc gia đủ điều kiện có thể thay đổi, nhưng một số quốc gia như Canada, Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico,  Anh thường không đủ điều kiện vì đã có nhiều người di cư tới Mỹ. Ví dụ, vào năm 2023, công dân từ Bangladesh, Brazil, Canada, Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông), Colombia, Cộng hòa Dominica, El Salvador, Haiti, Honduras, Ấn Độ, Jamaica, Mexico, Nigeria, Pakistan, Philippines, Hàn Quốc, Vương quốc Anh (trừ Bắc Ireland) và các lãnh thổ phụ thuộc, Venezuela, Việt Nam không đủ điều kiện.
  • Về học vấn: Bạn phải có bằng cấp trung học hoặc ít nhất hai năm kinh nghiệm làm việc trong 5 năm qua theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ.

Nếu quốc gia của bạn không nằm trong danh sách đủ điều kiện, bạn vẫn có thể nộp đơn cùng cha mẹ, vợ chồng của mình (nếu quốc gia mà họ có quốc tịch đủ điều kiện)

Chi phí xin visa DV: 1200$. Sau khi được chọn, bạn sẽ nhận được thông tin chi tiết về các khoản phí và quy trình tiếp theo.

Thị thực SB-1

Thị thực SB-1 dành cho những người thường trú tại Mỹ muốn trở về sau khi vắng mặt quá lâu. Nếu bạn có thẻ xanh (thẻ thường trú) và ở nước ngoài quá thời hạn cho phép, thị thực SB-1 giúp bạn quay trở lại Mỹ và tiếp tục sống như một cư dân hợp pháp. Thị thực này áp dụng cho cả thường trú nhân hợp pháp (LPR) và cư dân có điều kiện (CR).

Để đủ điều kiện xin thị thực SB-1, bạn cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Bạn đã là thường trú nhân khi rời khỏi Mỹ.
  • Bạn có kế hoạch quay lại Mỹ và giữ tình trạng thường trú khi rời đi.
  • Bạn đã ở nước ngoài hơn một năm vì lý do bất khả kháng
  • Bạn phải đáp ứng các điều kiện cần thiết để được cấp thị thực nhập cư Mỹ. Lưu ý, nếu bạn phạm tội khi ở nước ngoài, có thể bạn sẽ không đủ điều kiện xin thị thực.

Khi xin thị thực SB-1, bạn cần trả hai loại phí:

  • Phí nộp đơn cho Mẫu DS-117: 180$.
  • Phí xử lý đơn xin thị thực nhập cư: 205$

Các bước để xin visa định cư Mỹ

Để xin visa đi Mỹ, bạn cần thực hiện một loạt các bước sau đây. Lưu ý rằng quy trình cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào loại visa bạn đang xin và quốc gia bạn đang sinh sống:

Bước 1: Xác định Loại Visa

Bạn cần tìm hiểu loại visa phù hợp với mục đích chuyến đi của bạn (du lịch, công tác, học tập, định cư…).

Bước 2: Hoàn thành Mẫu Đơn

Hoàn thành các mẫu đơn được yêu cầu tùy theo loại visa mà bạn nộp đơn.

Bước 3: Đặt lịch hẹn phỏng vấn

Đặt lịch hẹn phỏng vấn định cư Mỹ tại Lãnh sự quán hoặc Đại sứ quán Mỹ tại trang web Dịch vụ đặt lịch hẹn xin visa chính thức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ: https://www.ustraveldocs.com,

Bước 4: Thu thập Tài liệu Cần thiết

Các tài liệu cần thiết bao gồm:

  • Hộ chiếu hợp lệ.
  • Ảnh chân dung: Theo quy định của Lãnh sự quán/Đại sứ quán.
  • Xác nhận mẫu đơn DS-160: (đối với visa không định cư).
  • Giấy mời, thư chấp nhận, hoặc các tài liệu khác: Tùy thuộc vào mục đích của chuyến đi.
  • Chứng minh tài chính: Chứng minh khả năng chi trả cho chuyến đi và thời gian lưu trú tại Mỹ.
  • Tài liệu hỗ trợ khác: Như sơ yếu lý lịch, thư giới thiệu công việc, học bạ…

Bước 5. Thanh toán Phí Visa

Thanh toán phí xử lý visa, số tiền phụ thuộc vào loại visa.

Bước 6. Tham dự phỏng vấn Visa

Ôn tập các câu hỏi phỏng vấn và chuẩn bị tài liệu. Tham dự cuộc phỏng vấn tại Lãnh sự quán/Đại sứ quán và trả lời các câu hỏi của viên chức lãnh sự.

Dưới đây là một số câu hỏi mà bạn có thể chuẩn bị:

  • Mục đích chuyến đi: “Bạn đi Mỹ với mục đích gì?” – Lãnh sự viên muốn biết liệu bạn có kế hoạch du lịch, công tác, học tập, hay thăm thân.
  • Thời gian và địa điểm lưu trú: “Bạn sẽ ở Mỹ bao lâu và ở đâu?” – Hãy chuẩn bị thông tin về thời gian lưu trú dự kiến và địa chỉ nơi bạn sẽ ở.
  • Tình hình tài chính và nghề nghiệp: “Bạn làm nghề gì và thu nhập của bạn là bao nhiêu?” – Câu hỏi này nhằm đánh giá khả năng tài chính của bạn và liệu bạn có lý do mạnh mẽ để quay về Việt Nam sau chuyến đi không.
  • Mối quan hệ với người thân ở Mỹ: “Bạn có người thân nào ở Mỹ không?” – Nếu có, hãy cung cấp thông tin chi tiết về họ.
  • Kế hoạch sau chuyến đi: “Bạn sẽ làm gì sau khi trở về từ Mỹ?” – Điều này giúp lãnh sự viên đánh giá ý định của bạn về việc trở về Việt Nam sau chuyến đi.

Bước 7. Chờ đợi kết quả

  • Sau phỏng vấn, đơn của bạn sẽ được xử lý và bạn sẽ nhận được thông báo về quyết định cấp hoặc từ chối visa.
  • Nếu đơn của bạn được chấp thuận, bạn sẽ nhận được visa gắn trong hộ chiếu.

Nộp visa định cư Mỹ ở đâu?

Ở Việt Nam, bạn có thể nộp đơn xin visa đi Mỹ tại các Đại sứ quán và Lãnh sự quán Hoa Kỳ sau:

  • Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội
    • Địa chỉ: 7 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.
    • Thời gian hoạt động: Từ thứ Hai đến thứ Sáu, trừ các ngày lễ của Việt Nam và Hoa Kỳ.
  • Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh
    • Địa chỉ: 4 Lê Duẩn, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
    • Thời gian hoạt động: Từ thứ Hai đến thứ Sáu, trừ các ngày lễ của Việt Nam và Hoa Kỳ.

Làm sao để nhập quốc tịch Mỹ?

Ảnh các loại thị thực định cư mỹ 7
Các yêu cầu để nhập quốc tịch Mỹ

Để nhập quốc tịch Mỹ, người nước ngoài phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:

  • Sinh ra tại Hoa Kỳ hoặc một phần lãnh thổ khác thuộc Mỹ trên bản đồ.
  • Là con của một công dân Mỹ dưới 18 tuổi và bố/mẹ có quốc tịch Mỹ.
  • Người nước ngoài trên 18 tuổi và đang cư trú tại Hoa Kỳ, đã nộp đơn xin quốc tịch và vượt qua bài thi quốc tịch Hoa Kỳ.
  • Vượt qua bài phỏng vấn với đại sứ quán Hoa Kỳ.
  • Có đủ khả năng sử dụng tiếng Anh, hiểu về lịch sử và chính trị của Hoa Kỳ.
  • Có đạo đức tốt, không vi phạm luật pháp Mỹ, không gian lận hoặc làm giả giấy tờ.
  • Tuân thủ tất cả các yêu cầu trong đơn đăng ký nhập cư Mỹ, bao gồm trung thành với Hiến pháp Hoa Kỳ và sẵn sàng gia nhập quân đội khi cần thiết.
  • Chứng minh rằng bạn đã cư trú liên tục tại Hoa Kỳ trong ít nhất hai năm rưỡi trong thời gian đủ điều kiện 5 năm.

Định cư Mỹ cùng Harvey Law Group

Ảnh các loại thị thực định cư mỹ 7
Công ty Luật di trú Harvey Law Group

Với hơn 30 năm kinh nghiệm, Harvey Law Group là một công ty Luật di trú hàng đầu do luật sư Jean-François Harvey thành lập vào năm 1992. Chúng tôi tự hào mang đến sự hỗ trợ toàn diện về lĩnh vực luật pháp cho các doanh nghiệp, cam kết đồng hành cùng quý khách từ quá trình thành lập công ty cho đến việc mở văn phòng đại diện và giải quyết mọi vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình đầu tư.

Đội ngũ tư vấn pháp lý chất lượng cao của chúng tôi sở hữu hơn 30 năm kinh nghiệm tư vấn đầu tư định cư và được công nhận quốc tế. Với giấy phép hành nghề tại Mỹ và Việt Nam, luật sư của Harvey Law Group sẵn sàng phục vụ khách hàng trong mọi hoạt động tư vấn pháp lý.

Hiện nay, Harvey Law Group đã mở rộng hoạt động tại 13 quốc gia trên toàn thế giới và được vinh danh bởi nhiều tổ chức uy tín với các giải thưởng danh giá trong lĩnh vực luật di trú. Với tỷ lệ thành công gần như tuyệt đối trong các chương trình định cư Mỹ, Harvey Law Group tự hào đã đóng góp vào việc xây dựng cuộc sống mới cho hàng ngàn gia đình.

Lời kết

Trên đây là các loại thị thực định cư Mỹ phổ biến nhất hiện nay mà Harvey Law Group muốn giới thiệu đến các bạn. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc muốn tư vấn chi tiết hơn về thủ tục định cư Mỹ, hãy liên hệ ngay với Harvey Law Group.

Từ khóa:

Tin liên quan: