Mỹ là đất nước mà rất nhiều người mong muốn được đến định cư để có được một cuộc sống mới. Tuy nhiên, trước khi đến được đất nước này, bạn phải trải qua một cuộc phỏng vấn với nhân viên của Đại sứ quán/Lãnh sự quán.
Đây là cuộc phỏng vấn quan trọng, quyết định bạn có đến được Hoa Kỳ hay không. Để giúp bạn tự tin hơn trong buổi phỏng vấn, Harvey Law Group xin chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm phỏng vấn định cư Mỹ mới nhất hiện nay. Cùng tham khảo nhé!
Thông tin quan trọng
- Trước khi phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, sắp xếp các loại giấy tờ theo trình tự, logic
- Bạn nên lựa chọn trang phục chỉn chu, gọn gàng và tối giản để đến buổi phỏng vấn. Đặc biệt, bạn cần đến đúng giờ để có được phong thái phỏng vấn tốt nhất.
- Nếu bạn chuẩn bị thiếu giấy tờ trong hồ sơ, trình bày không trung thực, không chứng minh được mục đích của chuyến đi… bạn có thể bị đánh rớt trong buổi phỏng vấn.
- Hiện nay, số lượng hồ sơ xin phỏng vấn sang Hoa Kỳ rất nhiều, đồng nghĩa với việc tỷ lệ chọi của các đương đơn là rất cao.
Nội Dung Bài Viết
ToggleChi phí cần phải đóng trước khi phỏng vấn định cư Mỹ
Các loại chi phí mà bạn cần phải đóng trước khi phỏng vấn sang Hoa Kỳ, bao gồm:
- Chi phí cho visa định cư Mỹ:
Mẫu Đơn | Lệ Phí | Loại Visa định cư Mỹ |
I-129F cho Hôn phu/người nước ngoài | $535 | Visa định cư Mỹ K-1 cho hôn phu/người yêu nước ngoài |
Visa định cư Mỹ K-3 cho vợ/chồng của công dân Mỹ | ||
Visa định cư Mỹ F-1 cho con chưa kết hôn của Mỹ | ||
Visa định cư Mỹ F-2A cho vợ/chồng và con chưa thành niên của LPR | ||
Visa định cư Mỹ F-2B cho con chưa lập gia đình trên 21 tuổi của LPR | ||
I-130 cho Thân nhân Ngoại kiều | $535 | Visa định cư Mỹ F-3 cho con đã kết hôn của Mỹ |
Visa định cư Mỹ F-4 cho anh chị em của Mỹ | ||
Visa định cư Mỹ IR-1 cho vợ/chồng của Mỹ | ||
Visa định cư Mỹ IR-2 cho con chưa lập gia đình dưới 21 tuổi của Mỹ | ||
Visa định cư Mỹ IR-5 cho cha mẹ của Mỹ ít nhất 21 tuổi | ||
I-140 | $700 | Thị thực định cư Mỹ EB-1 hoặc EB-2 hoặc EB-3 cho các chuyên gia có tay nghề cao |
I-360 cho góa phụ con lai hoặc người nhập cư đặc biệt | $435 | Thị thực định cư Mỹ EB-4 cho các công nhân tôn giáo/chính phủ/tổ chức quốc tế |
I-526 Đơn xin Nhập cư của Doanh nhân Nước ngoài | $3,675 | Thị thực định cư Mỹ EB-5 hoặc visa lao động ưu tiên thứ năm cho nhà đầu tư tại Mỹ |
I-600/600A Phân loại Trẻ mồ côi là người thân trực hệ | $775 | Thị thực định cư Mỹ IR-3 hoặc Visa IR-4 cho trẻ em từ các quốc gia khác nhau |
- Chi phí khi nộp hồ sơ định cư Hoa Kỳ lên USCIS:
Loại phí | Đối với ứng viên sống ở Mỹ |
Đối với ứng viên sống ở nước ngoài
|
Mẫu bảo lãnh gia đình (I-130) | $535 | $535 |
Đơn xin thẻ xanh (I-485) cho AOS | $1,140 | NA |
Mẫu hỗ trợ tài chính (I-864) | $0 | $120 |
Sinh trắc học (Dấu vân tay & Ảnh) | $85 | $0 |
Xử lý của Bộ Ngoại giao | NA | $325 |
Phí nhập cư USCIS | NA | $220 |
Khám bệnh | Khác nhau | Khác nhau |
Tổng cộng | $1,760 | $1,200 |
Tham khảo thêm: Chi phí định mỹ là bao nhiêu?
Kinh nghiệm phỏng vấn định cư Mỹ
Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ
Kinh nghiệm phỏng vấn xin visa định cư Mỹ đầu tiên là chuẩn bị hồ sơ đầy đủ. Thực tế, buổi phỏng vấn định cư Hoa Kỳ có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự đầy đủ của hồ sơ. Do đó, trước khi đến buổi phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong bộ hồ sơ định cư Mỹ, bao gồm:
- Các giấy tờ hộ tịch
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân
- Giấy khai sinh
- Sơ yếu lý lịch
- Sổ hộ khẩu
- Giấy đăng ký kết hôn (nếu có)
- Hộ chiếu (thời hạn còn lại ít nhất là 6 tháng). Lưu ý: Hộ chiếu phải tháo bỏ lớp nilon/da bên ngoài, có chữ ký của người sở hữu ở trang số 3
- Tờ đơn DS-160, DS-260 đã điền đầy đủ thông tin, kèm theo hóa đơn đã nộp lệ phí visa
- 01 ảnh thẻ 5x5cm. Lưu ý: Ảnh chụp không quá 6 tháng, thấy rõ 2 tai, không được chỉnh sửa. Ảnh thẻ dán vào góc dưới bên trái của tờ đơn DS-160
- Giấy hẹn phỏng vấn
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu như: Lịch trình chuyến đi, giấy tờ chứng minh công việc, giấy khám sức khỏe, giấy tờ bảo lãnh…
Lưu ý:
- Mã hẹn phỏng vấn xin visa định cư Mỹ phải trùng khớp với mã trên tờ khai DS-160 và DS-260. Trường hợp hai mã không trùng khớp, bạn phải đặt lịch hẹn lại từ đầu
- Các giấy tờ trong hồ sơ phải sắp xếp theo thứ tự logic. Nếu không, bạn sẽ bị yêu cầu rời khỏi hàng và sắp xếp lại hồ sơ.
Lựa chọn trang phục phù hợp, giữ tâm lý ổn định
Kinh nghiệm phỏng vấn định cư Mỹ tiếp theo là lựa chọn trang phục phù hợp, có được tâm lý ổn định. Người Mỹ rất quan tâm và chú trọng đến hình ảnh bên ngoài.
Họ quan niệm rằng, phong thái và độ uy tín của một người sẽ được bộc lộ thông qua sự chỉn chu và phong cách ăn mặc. Chính vì vậy, khi đi phỏng vấn xin visa định cư Mỹ, bạn nên chọn những trang phục gọn gàng, lịch sự.
Đối với nam, bạn nên chọn trang phục quần tây, áo sơ mi. Nữ giới nên chọn trang phục công sở hoặc váy dài qua đầu gối. Tốt nhất, bạn nên chọn những loại quần áo đơn giản, không có sự đối lập về màu sắc, thời tiết bên ngoài. Ví dụ, khi trời nóng bạn không nên chọn những trang phục có màu sắc quá chói lóa như cam, đỏ…
Nếu bạn mang theo phụ kiện như nhẫn, dây chuyền, bông tai…. hãy lựa chọn trang sức có kích thước nhỏ gọn, không quá rườm rà. Hãy đảm bảo mọi chi tiết trang phục trên người bạn đều được đơn giản hóa và không gây rối mắt người nhìn.
Nếu bạn có sử dụng nước hoa hoặc các loại dầu thơm có mùi, hãy ưu tiên lựa chọn những mùi thơm dịu nhẹ. Tránh dùng các loại nước hoa hay dầu thơm quá nặng mùi sẽ gây khó chịu cho người đối diện.
Đặc biệt, bạn cần chú ý rằng không mang theo các thiết bị điện tử vào khu vực làm việc của Lãnh sự quán. Bạn có thể để những vật dụng này ngăn tủ có khóa ở khu vực sảnh chờ của Lãnh sự quán.
Nắm rõ quy trình phỏng vấn
Một kinh nghiệm phỏng vấn xin visa định cư Mỹ mà bạn cần biết là nắm rõ quy trình của cuộc phỏng vấn này. Thông thường, một buổi phỏng vấn sẽ diễn ra trong vòng 3 phút hoặc lâu hơn (tùy thuộc vào trường hợp của ứng viên). Quy trình phỏng vấn định cư Hoa Kỳ sẽ được chia làm 3 giai đoạn. Cụ thể:
- Giai đoạn 1: Đi qua cổng an ninh
- Tại Hà Nội: Bạn sẽ nộp CMND/CCCD, giấy tờ tùy thân tại phòng bảo vệ. Các loại giấy tờ này sẽ được giữ lại đến khi bạn hoàn thành phỏng vấn. Sau đó, bạn sẽ được bảo vệ phát thẻ dành cho khách và đeo thẻ này lên áo, ở vị trí dễ nhìn trong suốt thời gian phỏng vấn. Tiếp theo, bạn sẽ được hướng dẫn di chuyển lên phòng chờ ở tầng 2.
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bạn sẽ trình hộ chiếu, giấy hẹn phỏng vấn tại phòng bảo vệ. Sau khi kiểm tra, bạn sẽ được trả lại các giấy tờ này, bảo vệ sẽ giữ lại các thiết bị điện tử như: Điện thoại, laptop, các vật dụng kim loại… và phát một tấm thẻ nhựa có đánh số. Bạn phải giữ thẻ này cho đến khi kết thúc buổi phỏng vấn để lấy lại các vật dụng cá nhân. Sau khi nhận được thẻ nhựa, bạn sẽ di chuyển đến phòng chờ ở bên tay trái, phía sau cổng bảo vệ.
- Giai đoạn 2: Phòng chờ phỏng vấn. Đại sứ quán/Lãnh sự quán Hoa Kỳ sẽ có 2 hệ thống phòng chờ: Phòng nộp hồ sơ, lấy vân tay và phòng phỏng vấn. Cả hai phòng này đều gọi theo số nên bạn chỉ cần nghe loa gọi hoặc nhìn bảng hiển thị số để vào phòng.
- Giai đoạn 3: Đến vòng phỏng vấn. Nhân viên Đại sứ quán/Lãnh sự quán có thể gọi số hồ sơ dựa vào mức độ phức tạp của từng trường hợp, không theo số thứ tự. Khi vào phòng phỏng vấn, nhân viên Đại sứ quán/Lãnh sự quán sẽ trực tiếp hỏi bạn. Nếu được chấp nhận, cán bộ sẽ thu lại hộ chiếu và phát cho bạn một tờ giấy biên nhận. Bạn sẽ cầm tờ giấy biên nhận này và đến quầy EMS, điền địa chỉ nhận visa, đóng phí 30.000 VND và sẽ được nhân viên hướng dẫn các bước để nhận lại hộ chiếu. Nếu bị từ chối, bạn sẽ được nhân viên trả lại hộ chiếu và các giấy tờ tùy thân khác.
Đến đúng giờ phỏng vấn
Một kinh nghiệm phỏng vấn định cư Mỹ mà bạn cần biết là đến đúng lịch hẹn phỏng vấn. Người Mỹ rất coi trọng sự đúng giờ, do đó bạn nên đến trước giờ hẹn phỏng vấn khoảng 20 – 25 phút để chuẩn bị tinh thần thật tốt, có được phong thái tự tin nhất. Nếu chẳng may đến muộn giờ so với lịch hẹn, bạn có thể không được xếp hàng và không được tham gia vào buổi phỏng vấn.
Trung thực khi trả lời phỏng vấn
Trung thực khi trả lời phỏng vấn xin visa định cư Mỹ chính là kinh nghiệm cuối cùng mà bạn cần biết. Bạn hãy thật chắc chắn về tính xác thực của các thông tin mà mình cung cấp cho viên chức Lãnh sự quán/Đại sứ quán Hoa Kỳ
Đừng tâng bốc và nói nhiều điều tốt đẹp nhất về bản thân mình. Mọi thông tin không chính xác sẽ bị nhân viên di trú phát hiện và chắc chắn bạn sẽ bị đánh rớt.
Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị một tâm lý thật tốt để trả lời trôi chảy, trung thực những câu hỏi từ người phỏng vấn. Nếu nhân viên di trú cảm thấy bạn có thái độ do dự, ấp úng hoặc trả lời không khớp với các thông tin trên hồ sơ, bạn sẽ làm mất đi sự tin tưởng từ người phỏng vấn.
Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn
Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin visa định cư Mỹ như:
- Những câu hỏi phỏng vấn định cư EB-5 Mỹ
- Thu nhập hàng tháng của bạn là bao nhiêu?
- Bạn có phải trả thuế thu nhập cá nhân cho khoản thu nhập của mình hay không?
- Bạn hiểu thế nào về chương trình định cư Mỹ diện EB-5?
- Bạn đã đầu tư vào dự án nào chưa?
- Mục đích khi đầu tư vào dự án của bạn là gì?
- Dự án của bạn có thể tạo ra 10 việc làm cho người lao động hợp pháp tại Mỹ hay không?
- Dự án của bạn có đáp ứng được các điều kiện của chương trình EB-5 không?
- Những câu hỏi phỏng vấn định cư Mỹ diện EB-2
- Mức thu nhập hàng tháng của bạn là bao nhiêu?
- Bạn đã từng tốt nghiệp trường đại học nào? Bằng cấp là gì? Chuyên ngành của bạn là gì?
- Bạn đã có kinh nghiệm làm việc ở doanh nghiệp nào? Chức vụ của bạn là gì?
- Bạn đã có kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp chưa?
- Dự án tham gia diện EB-2 của bạn là gì?
- Dự án của bạn sẽ mang lại lợi ích gì cho Mỹ?
- Những câu hỏi phỏng vấn định cư Mỹ diện E-2
- Bạn đã từng đi đến những quốc gia nào?
- Bạn đã có gia đình chưa? Gồm những ai?
- Bạn có là công dân của nước nào có Hiệp ước E2 với Mỹ hay không?
- Thu nhập hàng tháng của bạn là bao nhiêu?
- Hiện giờ số dư tài khoản của bạn là bao nhiêu?
- Dự án của bạn có tạo ra ít nhất 2 việc làm cho người lao động hợp pháp của Mỹ hay không?
- Bạn có từng phạm tội gì tại Việt Nam chưa?
- Những câu hỏi phỏng vấn trường hợp cha mẹ đến Mỹ thăm con, cháu
- Mục đích của bạn đến Mỹ là gì?
- Bạn định ở đâu khi đến Mỹ?
- Bạn muốn ở lại Mỹ bao lâu?
- Bạn có người thân nào đang sinh sống ở Mỹ hay không?
- Thông tin liên lạc của người thân bạn là gì?
- Con/cháu của bạn đã có những thị thực nào ở Mỹ?
- Con/cháu của bạn đang làm việc/học tập ở đâu tại Mỹ?
- Ai tài trợ cho bạn qua Mỹ? Ai sẽ đi cùng bạn?
- Công việc của bạn ở Việt Nam là gì?
- Bạn sẽ trở về Việt Nam sau khi kết thúc chuyến đi chứ? Làm sao để bạn thuyết phục tôi về điều này?…
- Những câu hỏi phỏng vấn định cư Mỹ cho diện vợ chồng
- Bạn và vợ/chồng của bạn quen nhau như thế nào?
- Bạn và vợ/chồng của bạn liên lạc với nhau từ khi nào? Thông qua phương tiện gì? Ở đâu? Đã gặp nhau bao nhiêu lần? Hai người đã đi được những nơi nào
- Hai người tỏ tình với nhau ở đâu? Ai là người tỏ tình?
- Hai người cầu hôn ở đâu? Ai là người cầu hôn?
- Bạn và vợ/chồng của mình đã sống chung chưa? Nếu có thì sống ở đâu? Lúc nào
- Vợ/chồng của bạn đã có quốc tịch chưa?
- Sở thích của vợ/chồng bạn là gì?
- Hai người đã có con với nhau chưa?…
Một số lý do rớt phỏng vấn định cư Mỹ
Mặc dù Mỹ khá cởi mở trong việc chào đón người đến định cư. Tuy nhiên, rất nhiều người chia sẻ họ đã bị rớt phỏng vấn visa định cư Mỹ bởi các lý do sau đây:
- Chuẩn bị thiếu giấy tờ trong hồ sơ
- Passport trắng
- Không trình bày rõ ràng mục đích của chuyến đi
- Không chứng minh được khả năng tài chính
- Không có hoặc quá ít sự ràng buộc ở Việt Nam
- Thông tin không chính xác
- Thiếu sự tự tin trong quá trình phỏng vấn, câu trả lời khác với thông tin được ghi trong hồ sơ
- Không trả lời đúng câu hỏi mà người phỏng vấn đưa ra
- Không tôn trọng nhân viên Đại sứ quán/Lãnh sự quán
- Trang phục phản cảm, ăn mặc hở hang, rườm rà
- Đến muộn hoặc trễ hẹn phỏng vấn
Số lượng hồ sơ phỏng vấn định cư Mỹ hiện nay
Hồ sơ phỏng vấn visa định cư Mỹ luôn trong tình trạng quá tải với con số lên đến hàng trăm, hàng nghìn bộ hồ sơ. Theo thống kê, một ngày các nhân viên Đại sứ quán/Lãnh sự quán phải xử lý đến 500 bộ hồ sơ.
Khi số lượng hồ sơ càng nhiều, nhân viên tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán có thể sẽ không dành quá nhiều thời gian cho các hồ sơ định cư không đạt yêu cầu. Nhiều đương đơn đã chia sẻ, cuộc phỏng vấn của họ chỉ kéo dài trong vòng 5 phút, thậm chí họ chỉ kịp trả lời 2, 3 câu là cuộc phỏng vấn đã kết thúc.
Tuy nhiên, những cuộc phỏng vấn ngắn thường không đem lại kết quả khả quan. Có không ít ứng viên mặc dù đã chuẩn bị rất kỹ cho buổi phỏng vấn, thậm chí tập dợt trước nhưng vẫn bị đánh rớt vì gặp phải những câu hỏi nằm ngoài tầm kiểm soát.
Dịch vụ tư vấn đầu tư định cư Mỹ uy tín tại Harvey Law Group
Quá trình định cư Mỹ đòi hỏi bạn phải chuẩn bị nhiều giấy tờ cũng như các thủ tục, quy trình định cư khá phức tạp. Trong trường hợp quý nhà đầu tư không có quá nhiều kinh nghiệm thì quá trình định cư Mỹ đôi khi sẽ gặp một vài khó khăn và tốn nhiều thời gian. Chính vì vậy, để giúp quá trình định cư Mỹ trở nên dễ dàng hơn, bạn nên tìm đến sự tư vấn của các công ty luật di trú chuyên nghiệp.
Một trong những lựa chọn hàng đầu mà quý khách hàng có thể tham khảo đó chính là công ty Luật Di trú Harvey Law Group. Được thành lập từ năm 1992, Harvey Law Group được biết đến là một tổ chức quốc tế hàng đầu trong dịch vụ tư vấn pháp lý, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư định cư.
Với quy trình làm việc rõ ràng, minh bạch, Harvey Law Group luôn tạo dựng niềm tin và sự uy tín trong lòng khách hàng. Đó cũng chính là tôn chỉ mà Harvey Law Group luôn đề cao trong suốt quá trình làm việc của mình, kể từ ngày được thành lập.
Bằng sự nhiệt huyết và tận tâm trong dịch vụ pháp lý, Harvey Law Group tự hào đã giúp cho rất nhiều gia đình Việt Nam định cư Mỹ thành công qua các chương trình thị thực đầu tư định cư Mỹ. Nếu quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm về các diện định cư Mỹ, hãy liên hệ ngay với Harvey Law Group nhé!
Lời kết
Trên đây là những kinh nghiệm phỏng vấn định cư Mỹ mới nhất hiện nay mà bạn nên biết. Nếu bạn còn thắc mắc về các chương trình định cư Mỹ mới nhất hoặc cần được tư vấn chi tiết hơn về quá trình định cư Mỹ, hãy liên hệ ngay với Harvey Law Group nhé!