Visa EB-4 là loại thị thực định cư đặc biệt dành cho những người có đóng góp hoặc mối liên hệ đặc biệt với Hoa Kỳ từ nhân viên tôn giáo, người từng làm việc cho chính phủ Mỹ. Bài viết này của Harvey Law Group sẽ giúp bạn hiểu rõ visa EB-4 là gì, ai đủ điều kiện, quy trình nộp đơn, chi phí và thời gian xử lý để có cơ hội trở thành thường trú nhân Mỹ theo diện đặc biệt.
Nội Dung Bài Viết
Toggle1. Visa EB-4 là gì?
Visa EB-4 là loại thị thực dành cho những nhóm đối tượng đặc biệt, như người làm việc trong tổ chức tôn giáo hoặc từng phục vụ cho chính phủ Hoa Kỳ ở nước ngoài. Mục tiêu của visa này là giúp họ được sinh sống lâu dài và hợp pháp tại Mỹ.
Visa EB-4 thuộc diện thị thực định cư theo diện việc làm của Hoa Kỳ và được xếp vào diện ưu tiên thứ tư. Loại visa này tạo cơ hội cho những cá nhân thuộc nhóm đặc biệt được sống và làm việc lâu dài tại Mỹ, đồng thời có thể xin thẻ xanh để trở thành thường trú nhân.
Visa EB-4 được tạo ra để hỗ trợ các nhóm đặc biệt được quy định những người có mối liên hệ đặc biệt với chính phủ Hoa Kỳ hay cá nhân cung cấp thông tin giá trị cho cơ quan thực thi pháp luật. Theo quy định của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (DHS), mỗi năm chỉ có khoảng 10.000 suất Visa EB-4 được cấp, khiến loại visa này trở nên cạnh tranh và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
2. Ai đủ điều kiện nộp đơn Visa EB-4?
Visa EB-4 dành riêng cho những người được chính phủ Mỹ công nhận là “special immigrants” (di dân đặc biệt). Không phải ai cũng đủ điều kiện nộp đơn, mà chỉ một số nhóm đối tượng cụ thể được liệt kê dưới đây:
- Nhân viên tôn giáo (Religious Workers): Bao gồm linh mục, tu sĩ, hoặc người làm việc toàn thời gian cho tổ chức tôn giáo được công nhận tại Mỹ, với mục đích phục vụ tôn giáo chính đáng.
- Thiếu niên di dân đặc biệt (Special Immigrant Juveniles): Trẻ em dưới 21 tuổi bị bỏ rơi, ngược đãi hoặc không được cha mẹ chăm sóc, được bảo vệ bởi tòa án Mỹ.
- Nhân viên phát thanh truyền hình (Certain Broadcasters): Những người làm việc cho các tổ chức truyền thông quốc tế được chính phủ Mỹ công nhận.
- Cựu nhân viên tổ chức quốc tế G-4 hoặc NATO-6 và gia đình (Certain Retired Officers or Employees of G-4/NATO-6): Người từng làm việc cho tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc hoặc NATO, đã nghỉ hưu, cùng thành viên gia đình họ.
- Nhân viên chính phủ Mỹ ở nước ngoài và gia đình (Certain Employees of the U.S. Government Abroad): Những người làm việc cho chính phủ Mỹ ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ trong ít nhất 15 năm, kèm theo người thân.
- Thành viên lực lượng vũ trang Mỹ (Members of the U.S. Armed Forces): Quân nhân phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ.
- Nhân viên công ty kênh đào Panama hoặc chính phủ vùng Kênh đào (Panama Canal Company or Canal Zone Government Employees): Những người từng làm việc trong khu vực này trước khi chuyển giao quyền kiểm soát.
- Bác sĩ hành nghề tại Mỹ trước ngày 9/1/1978 (Certain Physicians): Các bác sĩ được cấp phép và thực hành y khoa tại Mỹ vào thời điểm đó.
3. Quy trình nộp đơn Visa EB-4
Quy trình xin Visa EB-4 là một chuỗi các bước cần thực hiện cẩn thận để đảm bảo hồ sơ được duyệt thành công. Dưới đây là các giai đoạn chi tiết:
- Nộp Mẫu I-360: Thông thường, một nhà bảo lãnh (thường là tổ chức hoặc nhà tuyển dụng như nhà thờ, cơ quan chính phủ) sẽ nộp mẫu I-360 (Petition for Amerasian, Widower, or Special Immigrant) lên USCIS để chứng minh đủ điều kiện thuộc một nhóm “special immigrant”. Giấy tờ bổ sung sẽ khác nhau tùy theo từng nhóm cụ thể, ví dụ như thư xác nhận từ tổ chức tôn giáo nếu bạn là nhân viên tôn giáo.
- USCIS xem xét đơn: USCIS sẽ kiểm tra Mẫu I-360 cùng các tài liệu đi kèm để xác định xem bạn có đáp ứng tiêu chí của nhóm đã chọn hay không. Quá trình này bao gồm việc xác minh tính chính xác và hợp lệ của thông tin bạn cung cấp.
- Phê duyệt Mẫu I-360: Nếu USCIS xác nhận bạn đủ điều kiện, họ sẽ phê duyệt đơn I-360. Bạn và nhà bảo lãnh sẽ nhận được thông báo về quyết định này.
- Kiểm tra tình trạng visa (Visa Availability): Số lượng visa EB-4 có sẵn phụ thuộc vào nhóm đối tượng và quốc gia xuất xứ của bạn. Một số nhóm có giới hạn số lượng hàng năm, trong khi một số khác thì không. Bạn cần kiểm tra Visa Bulletin của Bộ Ngoại giao Mỹ để biết visa đã sẵn sàng chưa.
- Điều chỉnh tình trạng hoặc xử lý tại lãnh sự quán: Khi visa có sẵn, bạn có thể chọn một trong hai hướng:
- Điều chỉnh tình trạng (Adjustment of Status): Nếu bạn đang ở Mỹ hợp pháp, bạn nộp mẫu I-485 để xin chuyển sang thẻ xanh mà không cần rời khỏi Mỹ. Quá trình này đòi hỏi thêm các biểu mẫu, phí, và giấy tờ hỗ trợ.
- Xử lý tại lãnh sự quán (Consular Processing): Nếu bạn ở ngoài Mỹ, bạn sẽ làm thủ tục tại đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Mỹ ở nước sở tại. Bạn cần tham dự phỏng vấn, nộp thêm tài liệu, và trải qua kiểm tra y tế cũng như an ninh.
4. Lệ phí Visa EB4 là bao nhiêu?
Trước khi nộp hồ sơ, cần nắm rõ các khoản chi phí để chuẩn bị đầy đủ. Phí có thể khác nhau tùy nhóm đối tượng và cách xử lý (trong nước Mỹ hoặc qua lãnh sự quán), và độ tuổi người nộp đơn. Dưới đây là bảng phí phổ biến khi xin Visa EB-4:
Loại phí | Mức phí (USD) | Ghi chú |
Phí nộp Mẫu I-360 | 515 | Miễn phí cho một số nhóm như SIJ (thiếu niên di dân đặc biệt) |
Phí nộp Mẫu I-485 | 1.440 | Bao gồm phí sinh trắc học, giảm còn 950 USD cho trẻ dưới 14 tuổi. |
USCIS Immigrant Fee | 220 | Thanh toán trực tuyến sau khi nhận visa và trước khi nhập cảnh Mỹ. |
Khám sức khỏe | 100 – 300 | Bắt buộc khi xử lý tại lãnh sự quán, tùy thuộc vào quốc gia |
5. Thời gian xử lý Visa EB4
Thời gian xử lý Visa EB-4 phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại biểu mẫu, trung tâm xử lý của USCIS, và tình trạng sẵn có của visa theo quốc gia xuất xứ. Dưới đây là thông tin chi tiết về thời gian trung bình:
- Xử lý Mẫu I-360: Thời gian duyệt đơn bảo lãnh I-360 thường dao động từ 6 đến 12 tháng.
- Xử lý Mẫu I-485 (Điều chỉnh tình trạng): Nếu ở Mỹ và nộp I-485, thời gian xử lý trung bình là 6.7 đến 32.5 tháng, tùy trung tâm.
- Xử lý tại lãnh sự quán (Consular Processing): Sau khi I-360 được phê duyệt, thời gian chờ visa phụ thuộc vào Visa Bulletin của Bộ Ngoại giao Mỹ. Nếu visa sẵn có (current), quá trình phỏng vấn và cấp visa tại lãnh sự quán mất khoảng 2-6 tháng, bao gồm thời gian kiểm tra y tế và an ninh.
6. Câu hỏi thường gặp về Visa EB-4
Dưới đây là những câu hỏi phổ biến nhất mà người quan tâm đến Visa EB-4:
Visa EB-4 có yêu cầu bảo lãnh từ nhà tuyển dụng không?
Đúng vậy, hầu hết các trường hợp Visa EB-4 (như nhân viên tôn giáo) cần một tổ chức tại Mỹ bảo lãnh qua Mẫu I-360. Tuy nhiên, một số nhóm như cựu nhân viên chính phủ Mỹ có thể tự nộp đơn.
Tôi có thể mang theo gia đình khi xin Visa EB-4 không?
Có, nếu được phê duyệt Visa EB-4, bạn có thể bảo lãnh vợ/chồng và con cái dưới 21 tuổi chưa kết hôn cùng nhập cư Mỹ dưới dạng người phụ thuộc.
Visa EB-4 có yêu cầu công việc cụ thể tại Mỹ không?
Không phải lúc nào cũng cần. Ví dụ, nhân viên tôn giáo phải làm việc cho tổ chức bảo lãnh, nhưng thiếu niên di dân đặc biệt (SIJ) thì không cần việc làm.
Tôi có thể xin việc khác sau khi nhận thẻ xanh từ EB-4 không?
Có, sau khi nhận thẻ xanh, bạn trở thành thường trú nhân và có thể làm bất kỳ công việc hợp pháp nào tại Mỹ, không bị ràng buộc bởi nhà bảo lãnh ban đầu.
Làm sao để biết hồ sơ Visa EB-4 của tôi đang ở giai đoạn nào?
Bạn có thể kiểm tra trạng thái hồ sơ trên trang USCIS bằng cách nhập số biên nhận của mẫu I-360 hoặc I-485.
7. Harvey Law Group
Harvey Law Group (HLG) là công ty luật quốc tế với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực di trú và đầu tư. Harvey Law Group đã hỗ trợ hàng nghìn khách hàng trên toàn cầu định cư thành công tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia châu Âu thông qua các chương trình visa diện việc làm, đầu tư hoặc đoàn tụ gia đình.
Harvey Law Group Vietnam với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, am hiểu quy định di trú và chính sách định cư tại các quốc gia khác nhau, chúng tôi cam kết đồng hành cùng bạn từ bước đầu đánh giá hồ sơ, chuẩn bị thủ tục, cho đến khi bạn nhận được thẻ thường trú một cách hợp pháp và hiệu quả. Để được tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ số điện thoại 091.444.1016.