Sự phát triển thị trường định cư và quốc tịch dẫn đến cạnh tranh giữa các công ty

Những lưu ý khi đầu tư định cư, nhập quốc tịch nước ngoài

(GMT+7)
CHIA SẺ

Sự phát triển thị trường định cư và quốc tịch dẫn đến cạnh tranh giữa các công ty, để tránh rủi ro nhà đầu tư nên xem xét cơ sở pháp lý của hợp đồng tư vấn, dịch vụ.
Ngành định cư và nhập tịch đóng góp hàng tỷ USD cho Chính phủ nhiều nước nhờ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh và tự do đi lại của các cá nhân giàu có trên thế giới.

Thẻ định cư hay hộ chiếu là cơ sở để quyết định nhà đầu tư và gia đình được phép đi lại miễn xin visa ở bao nhiêu nước, cùng các quyền lợi được sinh sống, bảo trợ từ Chính phủ về các vấn đề y tế, giáo dục, cơ hội đầu tư, kinh doanh hay các ưu thế về thuế.

Đối với chương trình đầu tư để có quốc tịch (Citizenship by Investment – CBI), thì Cộng hoà Síp (Cyprus) hiện là quốc gia duy nhất thuộc Liên minh châu Âu có chương trình nhập tịch nhanh nhất. Thời gian thụ lý hồ sơ chỉ trong vòng 3 tháng.

 

Sự phát triển thị trường định cư và quốc tịch dẫn đến cạnh tranh giữa các công ty, để tránh rủi ro nhà đầu tư nên xem xét cơ sở pháp lý của hợp đồng tư vấn, dịch vụ.
Mỗi năm Cộng Hòa Síp thu gần 3 tỷ Euro từ chương trình đầu tư để định cư và quốc tịch

Theo công bố chính thức của chính phủ Cộng hoà Síp đầu tháng 9/2016 , mức đầu tư áp dụng cho đương đơn của chương trình CBI giảm xuống còn 2 triệu Euro (chưa gồm VAT). Trước đó là 5 triệu Euro nếu đầu tư riêng lẻ hoặc 2,5 triệu Euro – đầu tư theo nhóm từ 5 hồ sơ trở lên.

Ngoài vợ hoặc chồng của đương đơn thì người phụ thuộc là các con dưới 29 tuổi, bố mẹ của đương đơn cũng sẽ được nhập tịch quốc gia này và cùng hưởng quyền công dân châu Âu.

Trong khi đó, đối với đầu tư muốn có định cư châu Âu thì Hungary hiện có chương trình hấp dẫn và an toàn nhất khi cần khoản đầu tư 300.000 Euro vào trái phiếu Chính phủ trong 5 năm. Thời gian thụ lý hồ sơ trong vòng một tháng và nhà đầu tư không cần có mặt ở Hungary mà có thể nộp hồ sơ vào các Lãnh sự quán.

Người phụ thuộc cùng được nhận thẻ định cư gồm cả con cái và cha mẹ. Sau 8 năm không cần phải chứng minh số ngày sinh sống tại Hungary, gia đình nhà đầu tư vẫn có thể nộp đơn xin cấp quốc tịch. Chính phủ Hungary đang xem xét thời gian cấp quốc tịch sẽ được rút ngắn hơn 8 năm để thu hút thêm nhà đầu tư. Có khả năng dự luật sẽ được thông qua năm 2017.

Ở thị trường Việt Nam chương trình thu hút nhiều nhà đầu tư nhất nhất vẫn là chương trình EB-5 của Mỹ. Dù từ năm ngoái đã có dự thảo đề xuất nhiều thay đổi về luật EB-5 đến Thượng nghị viện Mỹ, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có đề xuất nào được thông qua.

Theo bà Gấm Hà – Giám đốc công ty Orient & Pacific Vietnam, điều này làm cho chương trình EB-5 càng có sức hấp dẫn vì so với các chương trình khác thì đầu tư EB-5 để có thẻ xanh Mỹ vẫn quá rẻ.

Cụ thể là mức đầu tư hiện tại của chương trình Mỹ là 500.000 USD cho một suất đầu tư bao gồm cả gia đình trực hệ gồm bố, mẹ và các con dưới 21 tuổi. Trong khi chương trình đầu tư tại Anh là 2 triệu bảng, chương trình đầu tư vào Australia trong khoảng 5-15 triệu AUD.

Bà Gấm Hà – Giám đốc công ty tư vấn đầu tư quốc tế Orient & Pacific Vietnam.

 

Thời gian tới, nếu luật EB-5 thay đổi, thì mức đầu tư khả năng tăng từ 500.000 USD lên 800.000 USD cho những dự án thuộc vùng “trọng điểm việc làm (TEA)” và 1,2 triệu USD cho dự án thuộc vùng “non-TEA”. Điều này, theo bà Gấm Hà sẽ ảnh hưởng nhiều đến nhà đầu tư.

“Tuy nhiên việc thay đổi này không ảnh hưởng nhiều đến thị trường Việt Nam và các nước vì Mỹ vẫn là một cường quốc đứng đầu thế giới về y tế, giáo dục và các thành tựu khoa học. Là một điểm đến vẫn sẽ được nhiều nhà đầu tư chọn lựa”, bà nói.

Với sự phát triển mạnh của thị trường định cư và quốc tịch, không khó để thấy sự cạnh tranh giữa các công ty trong và ngoài nước. Các tập đoàn lớn có ưu điểm về thương hiệu còn các công ty trong nước lại am hiểu thị trường và xét về góc độ pháp lý thì hợp đồng dịch vụ sẽ công bằng cho nhà đầu tư hơn.

Vì vậy khi quyết định đầu tư vào các chương trình này, để tránh những rủi ro có thể dẫn đến tranh chấp, nhà đầu tư cần phải xem xét cơ sở pháp lý của hợp đồng tư vấn, dịch vụ và các nội dung trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ.

Xem thêm:

Từ khóa:

Tin liên quan: