Những quốc gia chấp nhận 2 quốc tịch

Những quốc gia chấp nhận 2 quốc tịch? Lợi ích của song tịch?

(GMT+7)
CHIA SẺ

Hai quốc tịch (song tịch) là việc một công dân có thể đồng thời sở hữu quốc tịch của đất nước mình đang sinh sống và một quốc gia khác mà không bị tước quyền công dân tại quốc gia đầu tiên của mình. Hiện nay, khi thế giới bắt đầu mở cửa và hội nhập hơn, ngày càng có nhiều quốc gia chấp nhận cho công dân của mình sở hữu 2 quốc tịch.

Vậy, những quốc gia chấp nhận 2 quốc tịch? Việc sở hữu 2 quốc tịch đem lại lợi ích gì? Cùng Harvey Law Group tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Thông tin quan trọng

  • Các quốc gia cho phép hai quốc tịch như: Đức, Thụy Điển, Nga, Nam Phi, Ai Cập, Hàn Quốc, Philippines, Hoa Kỳ…
  • Lợi ích của việc song tịch như: Có quyền tham gia các hoạt động chính trị ở cả hai quốc gia, tự do sinh sống, làm việc, du lịch…
  • Công dân Việt Nam chỉ được quyền sở hữu một quốc tịch, trừ các trường hợp khác được Luật Quốc tịch quy định như: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có mong muốn được nhập tịch vào Việt Nam, người muốn nhập tịch lại, trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi

Những quốc gia chấp nhận 2 quốc tịch  

Những quốc gia chấp nhận 2 quốc tịch
Các nước chấp nhận hai quốc tịch

Khu vực Châu Âu

Các nước ở Châu Âu chấp nhận công dân của mình mang 2 quốc tịch như:

  • Đức, Bosnia & Herzegovina, Đan mạch, Bulgaria, Bỉ, Serbia, Pháp.
  • Thụy Điển, Síp, Croatia, Luxembourg, Albania, Malta, Vương quốc Anh.
  • Hy Lạp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Slovenia, Thổ Nhĩ Kỳ, Kosovo, Armenia.
  • Ireland, Iceland, Thụy sĩ, Ý, Romania, Cộng hòa Séc, Latvia.
  • Nga, Hungary, Portugal, Đông Timor, Estonia, Hàn Quốc, Áo.

Khu vực Châu Phi

Các nước ở Châu Phi chấp nhận công dân của mình mang 2 quốc tịch như: Algeria, Nam Phi, Angola, Nigeria, Benin, Malawi

Khu vực Châu Á

Các nước ở Châu Á chấp nhận công dân của mình mang 2 quốc tịch như: Sri Lanka

Ai Cập, Pakistan, Bangladesh, Hàn Quốc, Bahrain, Syria, Israel, Philippines

Khu vực Châu Mỹ

Các nước ở Châu Mỹ chấp nhận công dân của mình mang 2 quốc tịch như:

  • Chile, Peru, St.Lucia, Canada, St.Kitts & Nevis, Dominica.
  • Mexico, Argentina, Barbados, Costa Rica, Grenada.
  • Hoa Kỳ, Antigua & Barbuda, Belize, Jamaica, Bolivia, Brazil.

Khu vực Châu Đại Dương

Các nước ở Châu Đại Dương chấp nhận công dân của mình mang 2 quốc tịch như: Australia, New Zealand, Vanuatu

Lợi ích của việc sở hữu hai quốc tịch

Lợi ích của việc sở hữu hai quốc tịch
Khi sở hữu hai quốc tịch, bạn có thể di chuyển giữa hai nước mà không cần visa

Khi sở hữu hai quốc tịch, bạn sẽ được hưởng các quyền lợi như:

  • Về chính trị: Được đảm bảo các quyền và nghĩa vụ chính trị tại các quốc gia mà bạn có quyền công dân, như: Quyền bầu cử, ứng cử…
  • Tự do sinh sống, làm việc và du lịch: Bạn có thể thể tự do di chuyển giữa hai quốc gia mà không cần phải tốn thời gian để xin visa. Sở hữu hai quốc tịch cũng cho phép bạn lưu trú vô thời hạn, làm bất kì công việc nào mà không cần phải xin giấy phép lao động tại quốc gia mà bạn có quyền công dân.
  • Hưởng các phúc lợi xã hội: Bạn sẽ được hưởng các phúc lợi xã hội của quốc gia mà bạn có quốc tịch, ví dụ như: Miễn học phí, miễn chi phí khám chữa bệnh tại các cơ sở công…
  • Quyền sở hữu tài sản: Nếu bạn có hai quốc tịch, bạn sẽ có quyền mua và sở hữu bất động sản ở cả 2 quốc gia. Trừ trường hợp một số quốc gia hạn chế quyền sở hữu đất đối với công dân. 

Việt Nam có cho phép công dân mang hai quốc tịch không?

Theo quy định tại Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, công dân Việt Nam chỉ mang một quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có những quy định khác, cụ thể:

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng chưa bị mất quốc tịch

Khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch 2008 quy định:

“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam.”

Chính vì vậy, trong trường hợp người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài nhưng chưa mất quốc tịch Việt Nam trước ngày 01/7/2009 thì vẫn được giữ quốc tịch Việt Nam trong khi đã có quốc tịch nước ngoài. Tuy nhiên, trong vòng 5 năm, kể từ ngày 01/7/2009 phải thực hiện đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam với cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài.

Người nước ngoài có mong muốn được nhập tịch vào Việt Nam

Người nước ngoài có mong muốn được nhập tịch vào Việt Nam
Người nước ngoài muốn nhập tịch Việt Nam

Khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch 2008 quy định:

“Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.”

Có nghĩa là, nếu được sự cho phép của Chủ tịch nước Việt Nam, trong trường hợp đặc biệt thì những người nước ngoài sau đây sẽ được nhập tịch vào Việt Nam:

“Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Người muốn nhập tịch lại

Người muốn nhập tịch lại
Người bị mất quốc tịch muốn nhập tịch lại

Theo quy định tại Điều 23, 26 Luật Quốc tịch 2008. những người đã bị mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của Điều 26 Luật này những có mong muốn nhập tịch lại thì có thể lấy lại quốc tịch Việt Nam nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Xin hồi hương về Việt Nam;
  • Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;
  • Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
  • Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;
  • Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài

Trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi

Trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi
Trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi

Trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi

Theo quy định tại Điều 37 Luật Quốc tịch 2008, trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi thì vẫn được giữ quốc tịch Việt Nam bên cạnh quốc tịch nước ngoài. 

Lời kết

Trên đây là những quốc gia chấp nhận 2 quốc tịch hiện nay trên thế giới. Harvey Law Group hy vọng bài viết trên đã giúp quý khách hàng có thêm nhiều thông tin thú vị và bổ ích.

Từ khóa:

Tin liên quan: