Nhượng quyền thương mại theo chương trình cấp visa E-2 – Giải pháp đầu tư thay thế cho visa EB-5 để tiếp cận thị trường Mỹ?
Hiện nay, việc trở thành thường trú nhân Mỹ (lấy thẻ xanh) thông qua chương trình EB-5 (chương trình định cư Mỹ thông qua đầu tư) sẽ trở nên dài hơn và càng tốn kém hơn trong thời gian tới. Nhiều chuyên gia trong ngành định cư đều đồng ý rằng mức đầu tư tối thiểu của EB-5 có thể tăng lên gần 2 triệu USD trong năm 2017, thay cho mức đầu tư 500.000 USD đã duy trì suốt nhiều năm qua. Vậy có những lựa chọn nào có thể thay thế chương trình này ?
Visa E-2 cho phép các công dân từ một quốc gia có hiệp ước (treaty country) và gia đình của họ được nhập cư vào Mỹ khi thực hiện đầu tư hoặc kinh doanh vào thị trường Mỹ. Đương đơn có quyền lựa chọn đầu tư vào một doanh nghiệp mới, mua lại một công ty hiện hữu hoặc, trong hầu hết các trường hợp, mở một doanh nghiệp nhượng quyền.
Về mặt lý thuyết, mức đầu tư không được xác định. Tuy nhiên, khoản đầu tư 300.000 USD thường được chấp nhận.
Không giống như chương trình EB-5, việc xét duyệt visa E-2 chỉ kéo dài vài tuần (dự kiến 8 tuần). Thị thực E-2 thực sự là một lựa chọn phù hợp để các nhà đầu tư hoạt động kinh doanh trên đất Mỹ.
Visa E-2
Thị thực E-2 là thị thực không định cư, thị thực cho phép các nhà đầu tư được tuyển chọn nhập cảnh vào Mỹ tạm thời và họ không trở thành thường trú nhân (không phải chịu thuế toàn cầu). Các nhà đầu tư và nhân viên đủ điều kiện theo hiệp ước được phép sinh sống ở Mỹ trong khoảng thời gian đầu tiên tối đa là hai năm. Yêu cầu gia hạn có thể được cấp tối đa là hai năm cho mỗi lần. Không có giới hạn tối đa cho số lần xin gia hạn.
Grenada, quốc gia có hiệp ước
Quốc gia có hiệp ước là quốc gia mà Hoa Kỳ duy trì một hiệp ước về thương mại và hàng hải. Tính đến hôm nay, có hơn 80 quốc gia có hiệp ước thỏa thuận phù hợp cho phép, ngoài ra còn có nhiều mục khác, người dân của họ đến Hoa Kỳ bằng thị thực E-2. Grenada, Philippines, Đài Loan, Thái Lan và Vương quốc Anh là một số ví dụ.
Việt Nam không nằm trong danh sách các quốc gia có hiệp ước. Vì vậy, doanh nhân và nhà đầu tư Việt muốn thụ hưởng thị thực E-2 phải xin nhập quốc tịch vào các quốc gia có hiệp ước. Hiện nay, Grenada, cụ thể chương trình đầu tư nhập quốc tịch, là giải pháp bắc cầu cho phép công dân bên không thuộc quốc gia hiệp ước đến Mỹ với visa E-2.
Grenada, đảo quốc nằm trong vùng Caribbean, khởi động chương trình nhập quốc tịch thông qua:
• Đầu tư 350.000 USD (~7,7 tỷ đồng) vào bất động sản, hoặc
• Đầu tư (không hoàn lại) 200.000 USD (~4,4 tỷ đồng) vào Quỹ chuyển đổi quốc gia
Trong vòng 2-3 tháng, đương đơn và gia đình sẽ trở thành công dân của Grenada với nhiều quyền lợi khác như đi lại tự do đến hơn 110 quốc gia trên thế giới (bao gồm khu vực schegen và Vương quốc Anh) và những ưu đãi về thuế. Thị thực E-2 là điểm khác biệt quan trọng cho phép chương trình đầu tư nhập quốc tịch của Grenada nổi trội hơn các chương trình nhập tịch của các quốc gia trong vùng biển Caribbean như Dominica, Antigua, St. Kitts Nevis và St. Lucia.
Các tiêu chuẩn chung đối với nhà đầu tư thông qua hiệp ước
Để đạt đủ điều kiện xin thị thực E-2, nhà đầu tư theo hiệp ước phải:
• Là công dân của một quốc gia có hiệp ước
• Đầu tư, hoặc tham gia tích cực trong quá trình đầu tư, một số vốn đáng kể trong một doanh nghiệp hợp pháp ở Hoa Kỳ
• Tìm cách tiếp cận thị trường Mỹ để phát triển và chỉ đạo quản lý doanh nghiệp đầu tư. Khoản đầu tư được thực hiện bằng cách chứng minh ít nhất 50% quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc có quyền kiểm soát hoạt động thông qua vị trí quản lý hoặc thiết bị của doanh nghiệp khác.
Lựa chọn đầu tư: nhượng quyền thương hiệu
Đa dạng và trải nghiệm sự phát triển nhanh chóng, hoạt động nhượng quyền thương hiệu tại Hoa Kỳ là một lựa chọn hợp lý đối với một nhà đầu tư có hiệp ước muốn nộp đơn xin cấp thị thực E-2. Mặc dù, về lý thuyết, loại hình đầu tư này vẫn là khoản đầu tư, nhưng nó có mức độ rủi ro thấp hơn, bởi vì nhượng quyền thương hiệu thường là kiểu mô hình được xây dựng tốt, một thương hiệu được công nhận và bên nhận nhượng quyền có sự hỗ trợ từ bên nhượng quyền về việc đào tạo, lựa chọn địa điểm, phát triển, khai trương, mối quan hệ với nhà cung cấp, tiếp thị và hỗ trợ quản lý.
Hiện tại ở Hoa Kỳ, có khoảng 5.000 nhãn hiệu cho phép nhượng quyền thương hiệu (795.000 đơn vị), với 21 triệu việc làm và khoảng 2.3 nghìn tỷ USD. Trong khi thị thực E-2 yêu cầu đương đơn đầu tư một số tiền đáng kể, khoản vốn đầu tư nhượng quyền thương hiệu sẽ thay đổi tùy theo quyền kinh doanh, bao gồm vị trí và loại hình hoạt động.
Quý nhà đầu tư quan tâm, vui lòng liên hệ với HLG tại M: 09 1444 1016 /028 3910 7055 (Mr Trí) | E: vietnam@harveylawcorporation.com
TP.HCM: BITEXCO FINANCIAL TOWER, Lầu 40, Phòng 02, 2 Hải Triều, Q.1
HÀ NỘI: TÒA NHÀ COALIMEX, Lầu 04, Phòng 404, 33 Tràng Thi, Q.Hoàn Kiếm
ĐÀ NẴNG: INDOCHINA RIVERSIDE TOWER, Lầu 08, Phòng D1,74 Bạch Đằng, Q. Hải Châu
www.harveylawcorporation.com | www.dautudinhcu.com